Hà Nội: Giải quyết "bài toán" thương hiệu, công nghệ cho các làng nghề truyền thống

Theo các chuyên gia, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số là một trong những giải pháp giúp các sản phẩm làng nghề Hà Nội phát triển bền vững.
Bàn giải pháp phát triển sản phẩm làng nghề Hà Nội Hà Nội: Cử tri kiến nghị đẩy nhanh tiến độ lập đồ án quy hoạch làng nghề xã Bát Tràng Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc): Lắng nghe các ý kiến để giải quyết các ý kiến, kiến nghị của Nhân dân

Theo số liệu từ Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề lớn nhất trong cả nước với 1.350 làng nghề và làng có nghề. Đặc biệt, các làng nghề Hà Nội hội tụ tới 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước. Đã có 318 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND TP công nhận.

Tổng doanh thu hàng năm từ các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội ước đạt bình quân trên 20.000 tỷ đồng. Kinh tế làng nghề có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu qua các năm. Trong đó, có khoảng 100 làng nghề đạt doanh thu từ 10 - 20 tỷ đồng/năm, gần 70 làng nghề đạt từ 20 - 50 tỷ đồng/năm và khoảng 20 làng nghề đạt trên 50 tỷ đồng/năm, đóng góp đáng kể vào ngân sách địa phương.

Hà Nội: Giải quyết
Xây dựng thương hiêu, phát triển các kênh online giúp sản phẩm làng ghề nâng cao sức cạnh tranh (Ảnh sản phẩm làng nghề lụa Vạn Phúc)

Tại Hội nghị “Hợp tác phát triển sản phẩm làng nghề Hà Nội và các tỉnh phía Bắc” mới đây, ông Tôn Gia Hóa - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết, các làng nghề Hà Nội vẫn đứng trước nhiều khó khăn và thách thức, vật tư đầu vào còn phụ thuộc vào nhập khẩu; Vùng nguyên liệu chưa tập trung; Quy mô sản xuất còn nhỏ và manh mún; Công nghệ lạc hậu; Thị trường tiêu thụ thiếu ổn định và chưa đa dạng trong lúc yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao với các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe; Nhiều làng nghề còn gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng...

Theo ông Hóa, để sản phẩm làng nghề phát triển bền vững, cần tập trung giải quyết một số vấn đề căn bản, đơn cử như: Xây dựng thương hiệu; Quy hoạch và phát triển nguồn nguyên liệu; Phát triển sản xuất sạch, ứng dụng công nghệ cao; Hỗ trợ về vốn, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư thông qua xã hội hóa, hợp tác, phát triển và mở rộng thị trường, đẩy mạnh tham gia sâu vào chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong truyền thông; Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử thông qua các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream), đặc biệt cho các sản phẩm có quy mô nhỏ, sản phẩm đặc sản vùng miền, địa phương.

Bên cạnh đó, nếu có sự hợp tác giữa các làng nghề vốn có quy mô sản xuất nhỏ lẻ) hiệu quả sẽ cao hơn. Từ đó, vùng nguyên liệu tập trung phải được xây dựng ở những vùng có khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp. Chuỗi giá trị của các sản phẩm làng nghề cần được phân bổ đồng đều và công bằng giữa các làng nghề có điều kiện tự nhiên, dân số và kinh tế khác nhau. Hiệp hội làng nghề tại các địa phương là tổ chức có thể động viên, tập hợp hội viên thực hiện có hiệu quả quá trình hợp tác để có đóng góp tích cực trong chuỗi giá trị sản phẩm.

Tổng giám đốc Công ty CP gốm Chu Đậu Nguyễn Hữu Thức đề xuất cần tăng cường liên kết các tours du lịch với các làng nghề, tổ chức các chương trình trải nghiệm cho du khách đến tham quan; Đồng thời, tích cực quảng bá hình ảnh, nét văn hóa của các làng nghề truyền thống đối với bạn bè trong nước và quốc tế.

Bàn giải pháp phát triển sản phẩm làng nghề Hà Nội Bàn giải pháp phát triển sản phẩm làng nghề Hà Nội
Hà Nội: Cử tri kiến nghị đẩy nhanh tiến độ lập đồ án quy hoạch làng nghề xã Bát Tràng Hà Nội: Cử tri kiến nghị đẩy nhanh tiến độ lập đồ án quy hoạch làng nghề xã Bát Tràng
Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc): Lắng nghe các ý kiến để giải quyết các ý kiến, kiến nghị của Nhân dân Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc): Lắng nghe các ý kiến để giải quyết các ý kiến, kiến nghị của Nhân dân
Hưng Khánh
Phiên bản di động