Hà Nội đặt mục tiêu công nghiệp văn hóa đóng góp 5% GRDP
"Về bản Miền" - gắn du lịch với văn hoá dân tộc thiểu số Ba Vì Quận Tây Hồ: Khai mạc Ngày hội sách và văn hoá đọc năm 2024 |
Theo đó, kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức sâu sắc về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố, tạo động lực thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; giữ vững và phát triển thương hiệu Thủ đô ngàn năm văn hiến, “Thành phố vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”.
Đồng thời, kế hoạch cũng nhằm bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa các sở, ngành, thành phố, các quận, huyện trong việc quản lý, tổ chức các hoạt động, sự kiện phát triển công nghiệp văn hóa.
Mục tiêu của kế hoạch cũng nhằm xây dựng và nhân rộng các mô hình, điểm sáng trong phát triển các lĩnh vực công nghiệp văn hóa: Mô hình cấp thành phố, sở ngành, quận, huyện, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân; thực hiện các cam kết Hà Nội tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO...
Hình ảnh đặc biệt tại lễ hội ánh sáng Hồ Tây. |
Nhằm thực hiện kế hoạch, UBND TP Hà Nội yêu cầu tập trung phát triển một số ngành sẵn có lợi thế tiềm năng như: Du lịch văn hóa, thủ công mỹ nghệ, nghệ thuật biểu diễn, thiết kế, ẩm thực, phần mềm và trò chơi giải trí. Đồng thời quan tâm phát triển các ngành: Quảng cáo, kiến trúc, điện ảnh, truyền hình và phát thanh, xuất bản, thời trang... phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% GRDP của TP.
Nội dung kế hoạch gồm: Tuyên truyền thúc đẩy đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về công nghiệp văn hóa; xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực; ứng dụng khoa học và công nghệ; phát triển thị trường công nghiệp văn hóa; thu hút và hỗ trợ đầu tư; mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế; triển khai các sáng kiến của Hà Nội đã cam kết với UNESCO khi gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo.
Hà Nội sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đổi mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ, chuyển đổi số, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ thống quản lý, quản trị tiên tiến, các công cụ nâng cao năng suất, chất lượng, hỗ trợ áp dụng chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ, nhãn hiệu sản phẩm chủ lực, nâng cao chất lượng trong chuỗi sản xuất sản phẩm, dịch vụ các ngành công nghiệp văn hóa.
Cùng với đó là áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật, thiết bị tiên tiến, hiện đại để phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chất lượng cao, thiết kế mẫu mã sáng tạo, đặc trưng, sử dụng nguyên liệu thân thiện môi trường và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Hà Nội cũng sẽ cân đối vốn có tính chất đầu tư cho các dự án, chương trình phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo được cấp có thẩm quyền phê duyệt và huy động các nguồn lực khác để phấn đấu đạt mục tiêu xây dựng và phát triển Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo lớn của cả nước.
UBND TP Hà Nội giao UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức thông tin tuyên truyền, triển khai Nghị quyết, Kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa của UBND TP và địa phương tới các xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn. Phát huy vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở địa phương, tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện kế hoạch.
Các quận, huyện, thị xã chủ động phối hợp sở, ngành, các tổ chức, cá nhân liên quan thúc đẩy công tác phát triển sản phẩm, quản lý khai thác, liên kết phát triển các ngành CNVH trên địa bàn đảm bảo hiệu quả, phù hợp với quy định pháp luật.