Giáo viên hợp đồng băn khoăn về kế hoạch xét tuyển viên chức của Hà Nội

Sau khi Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội thông tin về kế hoạch xét tuyển viên chức đối với  giáo viên hợp đồng  trên địa bàn thành phố, hàng trăm thầy cô đến từ nhiều trường khác nhau đã tiếp tục có đơn kiến nghị gửi lên các cơ quan chức năng.
giao vien hop dong ban khoan ve ke hoach xet tuyen vien chuc cua ha noi Thông tin mới nhất về việc xét tuyển giáo viên hợp đồng tại Hà Nội
giao vien hop dong ban khoan ve ke hoach xet tuyen vien chuc cua ha noi Sóc Sơn tạm dừng chấm dứt hợp đồng với giáo viên, chờ xét đặc cách
giao vien hop dong ban khoan ve ke hoach xet tuyen vien chuc cua ha noi Hà Nội chuẩn bị tuyển dụng đặc cách viên chức giáo viên

Những ngày qua, giáo viên hợp đồng ở Hà Nội lại tiếp tục hành trình đi đòi quyền lợi, dù việc này đã tốn thời gian, công sức và cả nước mắt của giáo viên suốt hơn 1 năm qua.

giao vien hop dong ban khoan ve ke hoach xet tuyen vien chuc cua ha noi
Nhiều tháng qua, giáo viên hợp đồng đã gửi đơn kiến nghị lên nhiều cơ quan chức năng để đòi quyền lợi. Ảnh: Bich Hà

Trước đó vào chiều ngày 9.6, tại Hội nghị giao ban báo chí Thành uỷ Hà Nội, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Vũ Thu Hà đã thông tin về kế hoạch xét tuyển viên chức đối với giáo viên hợp đồng trên địa bàn thành phố.

Cụ thể, từ tháng 1-3.2020, Sở Nội vụ đã hướng dẫn các quận, huyện, thị xã triển khai rà soát các trường hợp đủ điều kiện xét tuyển đặc cách giáo viên có hợp đồng lao động từ năm 2015 trở về trước. Hiện đã có 2.034 trường hợp đủ điều kiện. Trong khi chỉ tiêu cần tuyển của thành phố là 5.125 chỉ tiêu.

Thí sinh sẽ căn cứ vào chỉ tiêu xét tuyển để đăng ký nguyện vọng. Trong vòng 1 tháng tiếp nhận, mỗi thí sinh được 2 lần thay đổi nguyện vọng đăng ký.

Dự kiến, ngày 12.7.2020, Sở sẽ công khai danh sách thí sinh dự xét tuyển; tiến hành kiểm tra hồ sơ trên phiếu đăng ký, xét lần 1 và xét thực hành, kiểm tra năng lực lần 2.

Việc xét tuyển được thực hiện trên phạm vi toàn thành phố. Tại nơi có nhiều người đăng ký vào 1 chỉ tiêu thì các thí sinh phải chấp nhận cạnh tranh trong sát hạch.

Như vậy đồng nghĩa với việc, nếu tại ngôi trường mà giáo viên đó đang công tác không còn chỉ tiêu xét tuyển, họ sẽ phải đăng kí vào chỉ tiêu còn trống của trường khác trong phạm vi thành phố Hà Nội.

Trước thông tin trên, trao đổi với Lao Động, cô Nguyễn Thị Tâm (giáo viên Trường THCS Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) bày tỏ: "Suốt 21 năm qua, tôi đã giảng dạy tại Sóc Sơn và ổn định gia đình tại đây. Theo như kế hoạch mà Sở Nội vụ công bố, nếu chỉ tiêu xét tuyển tại ngôi trường đang giảng dạy không còn thì có thể chúng tôi sẽ phải đăng kí xét tuyển vào các trường ở khu vực Nam Từ Liêm, Đông Anh, Hà Tây, cách xa nhà mấy chục cây số. Tôi đã 50 tuổi, chẳng đủ sức khỏe để đi xa như vậy dạy học.

Tôi mong các cơ quan chức năng xem xét bổ sung thêm chỉ tiêu xét tuyển tại Sóc Sơn để chúng tôi được yên tâm theo nghề"

Giáo viên đề nghị xét tuyển đặc cách cho giáo viên hợp đồng

Cô Nguyễn Thị Bích Hồng (giáo viên Trường THCS Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nêu đề xuất: "Hơn 20 năm nay, tôi vừa dạy toán vừa phải dạy công nghệ. Hiện tại chỉ tiêu về giáo viên toán không còn nhưng chỉ tiêu giáo viên công nghệ theo tôi được biết thì còn rất nhiều. Vì vậy tôi hi vọng các cấp lãnh đạo có thể xem xét cho chúng tôi chuyển sang những chỉ tiêu đó".

Còn thầy Nguyễn Văn Hiệu (giáo viên trường THCS Kim Lũ, Sóc Sơn, Hà Nội) mong muốn: "Các điều kiện về xét tuyển đặc cách chúng tôi đều có đủ cả nhưng đến tận bây giờ, việc xét tuyển vẫn chưa hoàn thành. Chúng tôi bao lần hi vọng, rồi lại thất vọng. Đề nghị các đơn vị liên quan nhanh chóng hoàn tất việc xét tuyển đặc cách cho giáo viên hợp đồng theo đúng quy định".

Nguồn: Lao Động
laodong.vn
Phiên bản di động