Dùng kháng sinh theo kinh nghiệm dễ dẫn tới lạm dụng thuốc trong điều trị Covid-19
1,5 triệu người tử vong mỗi năm do kháng kháng sinh Nhiều ca nguy kịch và tử vong do kháng kháng sinh |
Điều trị kháng sinh kinh nghiệm có thể là nguyên nhân dẫn đến lạm dụng kháng sinh. |
Theo kinh nghiệm các bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh trước khi có kết quả kháng sinh đồ, vì cho rằng,nhiễm khuẩn nếu chờ đến khi có kết quả xét nghiệm thì tình trạng bệnh nhân sẽ chuyển nặng. Chính điều này đã dẫn đến việc lạm dụng kháng sinh.
Tuy nhiên, các kết quả từ thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy tỷ lệ bội nhiễm viêm phổi vi khuẩn ở bệnh nhân viêm phổi do COVID-19 rất thấp.
Đây là nghiên cứu quan sát tại Đại học Northwestern (Mỹ) nhằm xác định tỷ lệ và nguyên nhân bội nhiễm tại thời điểm đặt nội khí quản,cũng như tỷ lệ và nguyên nhân viêm phổi do thở máy (VAP) trên 179 bệnh nhân mắc viêm phổi do COVID-19 nặng cần thở máy.
Các tác giả đã cấy vi khuẩn và chạy xét nghiệm RT-PCR từ 386 mẫu dịch rửa phế quản của các bệnh nhân để biết được chính xác có bao nhiêu vi khuẩn.
Ngoài ra, họ cũng so sánh lượng kháng sinh sử dụng trong thực tế và theo khuyến cáo.
Bội nhiễm xảy ra khi tình trạng nhiễm khuẩn mới xuất hiện tại ổ nhiễm trùng ban đầu. Ví dụ như viêm phổi bội nhiễm vi khuẩn trên nền viêm phổi do virus SARS-CoV-2.
Kết quả: Chỉ có 21% người bệnh có bội nhiễm vi khuẩn trong 48 giờ sau khi đặt nội khí quản; 44% bệnh nhân mắc viêm phổi do thở máy, trong đó có 20.8% bệnh nhân mắc viêm phổi thở máy do vi khuẩn khó điều trị gây ra.
Nhiều bệnh nhân mắc viêm phổi do thở máy. |
Các nhà khoa học khuyến cáo, để chỉ định kháng sinh một cách hợp lý, các bác sĩ nên tiến hành thêm các phương pháp đánh giá chính xác hơn, thay vì chỉ dựa vào tình trạng lâm sàng, hoặc vào một số nguy cơ cẩn trọng quá mức (nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin, trực khuẩn mủ xanh hoặc viêm phổi cộng đồng). Các xét nghiệm chẩn đoán nhanh rất quan trọng để xác định viêm phổi nghi ngờ ở các bệnh nhân được đặt nội khí quản... để dùng kháng sinh hợp lý.