Kháng kháng sinh gây tử vong nhiều hơn ung thư

Kháng thuốc kháng sinh (AMR) là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với ngành chăm sóc sức khỏe và được dự đoán là sẽ khiến nhiều người tử vong hơn cả ung thư vào năm 2050.
Ô nhiễm không khí góp phần làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh Dùng kháng sinh theo kinh nghiệm dễ dẫn tới lạm dụng thuốc trong điều trị Covid-19 1,5 triệu người tử vong mỗi năm do kháng kháng sinh
 Sự lạm dụng thuốc kháng sinh quá mức chính là nguyên nhân gây ra tình trạng kháng kháng sinh đáng báo động như hiện nay
Sự lạm dụng thuốc kháng sinh quá mức chính là nguyên nhân gây ra tình trạng kháng kháng sinh đáng báo động như hiện nay

Mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.

Tổ chức Y tế thế giới dự báo đến năm 2050 chi phí do kháng kháng sinh trên toàn cầu lên tới 100 nghìn tỷ USD và gây ra khoảng 10 triệu ca tử vong trong mỗi năm. Hậu quả kinh tế của kháng kháng sinh được cho là nặng nề tương đương với khủng hoảng tài chính.

Giáo sư David Paterson tại Trường Y tế Cộng đồng Saw Swee Hock (Singapore) cho biết, tại các quốc gia có thu nhập thấp đến trung bình trong đại dịch COVID-19, cứ 4 trường hợp tử vong ở bệnh nhân nặng đã nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) từ 5 ngày trở lên thì có 1 trường hợp tử vong do kháng kháng sinh. Tại Châu Á, trong năm 2019 có gần một nửa trong số 5 triệu ca tử vong do kháng thuốc kháng sinh.

“Vấn đề này cũng tồn tại ở các nước giàu nhưng ở mức độ thấp hơn”, Giáo sư David Paterson nhấn mạnh.

Kháng thuốc là tình trạng các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng… kháng lại thuốc kháng sinh khiến các loại thuốc này giảm tác dụng, thậm chí không còn tác dụng. Tình trạng này đang gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Nếu kháng thuốc, người bệnh phải nằm viện lâu hơn và tỷ lệ tử vong tăng ở tất cả nhóm tuổi (Ảnh: Reuters)
Nếu kháng thuốc, người bệnh phải nằm viện lâu hơn và tỷ lệ tử vong tăng ở tất cả nhóm tuổi (Ảnh: Reuters)

Sự lạm dụng thuốc kháng sinh quá mức chính là nguyên nhân gây ra tình trạng kháng kháng sinh đáng báo động như hiện nay. Bất cứ ai đều có thể ra hiệu thuốc mua kháng sinh dễ dàng mà không cần có đơn của bác sĩ. Những hệ lụy từ việc sử dụng kháng sinh bừa bãi, không đúng cách, không đủ liều đã làm tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang đứng trong nhóm những nước có tỷ lệ kháng thuốc cao nhất thế giới. Phần lớn kháng sinh được bán tại nhà thuốc không có đơn của bác sĩ, trong khi những người bán thuốc lại thường không có kinh nghiệm.

Việt Nam đã xuất hiện vi khuẩn đa kháng (kháng 2 nhóm kháng sinh) và toàn kháng (kháng với tất cả kháng sinh). Chính vì vậy, trong khi tại nhiều nước, việc sử dụng kháng sinh thế hệ 1 vẫn điều trị hiệu quả, tại Việt Nam đã phải dùng kháng sinh thế hệ 3 và

Ở nước ta có nhiều loại vi khuẩn thông dụng, nguy hiểm, nhưng có tỷ lệ kháng thuốc cao đến rất cao, như nhóm vi khuẩn E.coli (vi khuẩn đường ruột), tỷ kháng thuốc lên tới 40%, thậm chí có địa phương lên đến 70%, kháng cả kháng sinh mạnh nhất là colistin, hay như vi khuẩn A.baumannii, vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện, tỷ lệ kháng với hầu hết các loại kháng sinh lên đến trên 90%.

Một số người đi khám, sử dụng kháng sinh theo chỉ định bác sĩ nhưng thấy chỉ cần uống thuốc 2-3 ngày thấy hiệu quả, khỏi rồi thì tự động ngưng thuốc, không uống đủ liều. Điều này cũng là sử dụng kháng sinh sai, bừa bãi, ảnh hưởng hậu quả sau này. Hoặc có người đi khám bác sĩ này, uống một vài ngày chưa thấy đỡ lại đi khám bác sĩ khác, được cho đơn thuốc khác, đổi thuốc liên tục, gây nhiều nguy cơ về đề kháng kháng sinh.

Tụê Uyên
Phiên bản di động