Cảnh báo về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu

Theo phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia, việc sử dụng kháng sinh là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh hoặc kháng thuốc. Đây là tình trạng nhiễm trùng không đáp ứng với thuốc, khiến việc điều trị trở nên khó khăn.
Kháng kháng sinh gây tử vong nhiều hơn ung thư Cảnh báo thuốc kháng sinh Cefixim 200 giả xuất hiện trên thị trường Kháng sinh mới có khả năng tiêu diệt vi khuẩn kháng thuốc mạnh

Nghiên cứu do TS. Eili Klein, nhà nghiên cứu cao cấp tại Tổ chức One Health Trust (OHT) dẫn đầu, chỉ ra rằng doanh số bán kháng sinh tại các quốc gia được khảo sát đã tăng từ 29,5 tỷ liều hàng ngày năm 2016 lên 34,3 tỷ liều năm 2023, tương đương mức tăng 16.3%. Ước tính tổng mức sử dụng kháng sinh toàn cầu hiện đạt 49,3 tỷ liều mỗi ngày.

“Tình trạng kháng thuốc ngày càng tăng - do lạm dụng quá mức và sử dụng sai thuốc kháng sinh - có thể dẫn đến các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, tỷ lệ tử vong cao hơn và chi phí chăm sóc sức khỏe tăng lên”, ông Eili Klein cho biết.

Theo một nghiên cứu của tạp chí y khoa The Lancet trước đó, tình trạng kháng thuốc ước tính có liên quan đến gần 5 triệu ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm.

Ông Klein cho biết: “Mối đe dọa của tình trạng kháng kháng sinh là hoàn toàn có thật và đặt ra thách thức đáng kể đối với sức khỏe toàn cầu”; "Chỉ riêng tại Mỹ, ước tính có 2,8 triệu người bị nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh và 35.000 người tử vong do căn bệnh này”.

 tình trạng kháng thuốc ước tính có liên quan đến gần 5 triệu ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm
Tình trạng kháng thuốc ước tính có liên quan đến gần 5 triệu ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm

Ông giải thích rằng tình trạng kháng kháng sinh có thể khiến các bệnh nhiễm trùng thông thường khó điều trị hơn.

Klein cho biết phần lớn vấn đề về tình trạng kháng kháng sinh là do các vấn đề mang tính hệ thống, đòi hỏi phải có những thay đổi về chính trị và văn hóa trong y học để giải quyết.

Ở cấp độ cá nhân, ông cho biết người dân nên biết rằng kháng sinh có hiệu quả đối với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, không phải chống lại virus và có thể gây ra các tác dụng phụ như tiêu chảy, nhiễm trùng nấm men, phát ban trên da và có thể gây ra các phản ứng dị ứng.

Klein nói thêm: “Điều quan trọng là phải lắng nghe bác sĩ của bạn và hiểu rằng phần lớn các bệnh cảm lạnh vào mùa đông là dovirs. Vì vậy, hãy thảo luận với bác sĩ của bạn về nhu cầu sử dụng kháng sinh và dùng thuốc theo chỉ dẫn, nếu được chỉ định”.

Các chuyên gia dự báo mức tiêu thụ kháng sinh toàn cầu có thể tăng lên 75,1 tỷ liều hàng ngày vào năm 2030.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ năm 2020-2023 Việt Nam có gần 270.000 ca tử vong do đề kháng kháng sinh. Tức là bình quân mỗi năm có gần 70.000 ca tử vong liên quan đến kháng kháng sinh.

Tỉ lệ kháng kháng sinh tại Việt Nam ở mức cao do nhiều yếu tố như lạm dụng và sử dụng kháng sinh quá mức, bán thuốc kháng sinh không có đơn thuốc của bác sĩ, và chỉ định sử dụng kháng sinh chưa phù hợp.

Theo đánh giá của các chuyên gia, tình trạng kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam gây ra nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng, khiến các bệnh truyền nhiễm trở nên khó điều trị hơn, tăng tỉ lệ tử vong, và chi phí y tế tăng cao.

Tuệ Uyên (tổng hợp)
Phiên bản di động