Dự kiến bổ sung quy định ngưỡng đầu vào với ngành sư phạm, sức khỏe

Theo dự kiến, quy chế tuyển sinh 2025 sẽ bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào từ điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT cho khối ngành sư phạm, sức khỏe.
Bộ GD&ĐT ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 Công bố dự thảo quy chế tuyển sinh THCS, THPT

Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Thu Thuỷ cho biết, dự thảo Quy chế tuyển sinh năm 2025 đã được công bố và lấy ý kiến rộng. Trên cơ sở những ý kiến đóng góp đa chiều, ban soạn thảo quy chế dự kiến sẽ đề xuất lên lãnh đạo Bộ GD&ĐT một số điều chỉnh so với dự thảo đã công bố.

Theo đó, ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề được bổ sung theo căn cứ từ "điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT". Trước đó, dự thảo quy định ngưỡng đầu vào với 2 khối ngành này căn cứ vào kết quả học tập 3 năm THPT.

Dự kiến bổ sung quy định ngưỡng đầu vào với ngành sư phạm, sức khỏe
Theo dự kiến, quy chế tuyển sinh 2025 sẽ bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào từ điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT cho khối ngành sư phạm, sức khỏe.

Tuy nhiên, với thí sinh tự do, các em không thể quay lại để cải thiện kết quả học tập THPT để đủ điều kiện tham gia xét tuyển 2 khối ngành này.

Do đó, với thay đổi này, thí sinh có thể lựa chọn một trong 2 căn cứ ngưỡng đảm bảo đầu vào (điểm học tập THPT hoặc điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT) để xét tuyển, không ràng buộc đồng thời cả 2 điều kiện. Ban soạn thảo quy chế dự kiến sẽ đề xuất bỏ khái niệm "xét tuyển sớm", công tác tuyển sinh không còn xét tuyển sớm.

Bà Nguyễn Thu Thủy cho biết, mục tiêu ban đầu của việc xét tuyển sớm là để thu hút, "giữ chân" những học sinh tài năng, xuất sắc vào đại học. Tuy nhiên, qua nhiều năm, thực tế xét tuyển sớm lại không theo hướng này.

Chưa kể, các phương thức trong đợt xét tuyển sớm lâu nay gây bất lợi, thiếu công bằng cho những thí sinh không có điều kiện tham gia những kỳ thi đánh giá năng lực hay có những chứng chỉ ngoại ngữ... Dù thí sinh đăng ký xét tuyển sớm hay xét tuyển chung, thí sinh vẫn phải đặt tất cả các nguyện vọng lên cùng một hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung.

Tất cả các phương thức tuyển sinh của các trường và quyền lợi của thí sinh đều được đảm bảo trong đợt xét tuyển chung. Do đó, việc bỏ xét tuyển sớm sẽ giảm áp lực cho thí sinh khi phải "nộp hồ sơ hết trường này đến trường kia", đồng thời tránh gây tốn kém nguồn lực cho các trường đại học.

"Quy chế tuyển sinh sẽ theo hướng có lợi nhất cho thí sinh để yên tâm học tập và đăng ký xét tuyển. Những công việc khó sẽ do Bộ GD&ĐT, các trường đại học lo", Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học nhấn mạnh.

Trung Đức
Phiên bản di động