Doanh nghiệp nhỏ kêu rất khó tiếp cận tín dụng do thủ tục rườm rà
Chủ tịch Quốc hội chứng thực Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 Quốc hội chính thức thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) |
Liên quan đến kiến nghị này, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho người dân, doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai nhiều giải pháp về tín dụng ngành, lĩnh vực.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát cơ chế, thủ tục cho vay phù hợp với thực tiễn thị trường nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng, an toàn hệ thống để hỗ trợ các doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng thuận lợi; thường xuyên nắm bắt tình hình thực hiện tại và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai chính sách.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ (Thông tư 02/2023/TT-NHNN) nhằm tạo điều kiện cho khách hàng được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, kéo dài thời gian trả nợ mà không bị chuyển nhóm nợ xấu, được tiếp cận các khoản vay mới phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng điều hành tín dụng đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng chính đáng của người dân, doanh nghiệp.
Ảnh minh họa. |
Trong đó, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo tổ chức tín dụng đa dạng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đơn giản hóa, niêm yết công khai, minh bạch các thủ tục, quy trình vay vốn; khuyến khích các tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn cho các phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.
Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã tổ chức hàng trăm chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp tại 63 tỉnh, thành phố và một số vùng trên cả nước (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên), các thành phố trọng điểm (Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên,…), các hội nghị tín dụng chuyên đề (lĩnh vực bất động sản, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, nông sản xuất khẩu chủ lực,…) nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành 17 văn bản giải đáp để hướng dẫn, cung cấp thông tin, giải đáp các vấn đề phát sinh và đôn đốc các ngân hàng thương mại triển khai chính sách; đồng thời, tổ chức nhiều hình thức để truyền thông rộng rãi các chính sách.
Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước cũng đã thành lập đường dây nóng (tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố, các ngân hàng thương mại và chi nhánh các) để nắm bắt thực tế phản ánh của người dân, doanh nghiệp.
Không những vậy, Ngân hàng Nhà nước cũng thành lập các Đoàn công tác liên bộ ngành (gồm Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng) khảo sát thực tế tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất tại một số địa phương, thông qua đó kịp thời đôn đốc, giải đáp thắc mắc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho ngân hàng thương mại và khách hàng trong thực hiện.
Nhờ đó, đến cuối tháng 11/2023, doanh số hỗ trợ lãi suất đạt khoảng 225.230 tỷ đồng, dư nợ hỗ trợ lãi suất đạt gần 65.000 tỷ đồng, số tiền hỗ trợ lãi suất lũy kế từ đầu chương trình đạt gần 1.099 tỷ đồng cho 2.249 khách hàng.
Thống đốc khẳng định, với phương châm là chia sẻ khó khăn và đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp, các giải pháp được triển khai trong thời gian qua đã đạt được kết quả cụ thể, tích cực, giúp giảm áp lực cho người dân, doanh nghiệp trong trả nợ vay ngân hàng và tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai thiết thực, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp theo đúng chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.