Đến năm 2020, vận tải hành khách công cộng đáp ứng khoảng 21% nhu cầu

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện cho hay, vận tải hành khách công cộng hiện được nâng cao về chất lượng dịch vụ; mạng lưới xe buýt được mở rộng, đáp ứng 15,7% nhu cầu đi lại của người dân. Đến hết năm 2019, dự kiến hệ thống xe buýt đáp ứng khoảng 17,3% và vào năm 2020 tỷ lệ này đạt khoảng 20% đến 21%.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ do Bộ Giao thông vận tải Hà Nội: Xử lý nghiêm vi phạm trong hoạt động vận tải hành khách
den nam 2020 van tai hanh khach cong cong dap ung khoang 21 nhu cau
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Vũ Văn Viện trả lời chất vấn tại Kỳ họp

Chiều 9/7, chất vấn tại Kỳ họp thứ 9 HĐND TP Hà Nội, nêu câu hỏi chất vấn Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, đại biểu Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng ban Đô thị, HĐND TP, cho biết: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ cũng như Kế hoạch kinh tế-xã hội 5 năm của TP và Chương trình 06 của Thành ủy xác định, chỉ tiêu vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt đến năm 2010 phải đáp ứng được 20-25% nhu cầu đi lại của nhân dân, nhưng đến nay mới đáp ứng được 15,7%, dự kiến cuối năm 2019 là 17,3%.

Đại biểu đề nghị Giám đốc Sở GTVT cho biết giải pháp chủ yếu để hoàn thành chỉ tiêu trên, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện?

Trả lời chất vấn của đại biểu, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện cho hay, vận tải hành khách công cộng hiện được nâng cao về chất lượng dịch vụ; mạng lưới xe buýt được mở rộng, đáp ứng 15,7% nhu cầu đi lại của người dân. Đến hết năm 2019, dự kiến hệ thống xe buýt đáp ứng khoảng 17,3% và vào năm 2020 tỷ lệ này đạt khoảng 20% đến 21%.

Tuy nhiên, Giám đốc Sở GTVT cũng thừa nhận, một số nhiệm vụ triển khai còn chậm như việc triển khai các dự án giao thông đường bộ. Trong khi đó, phương tiện cá nhân vẫn tăng nhanh, tình trạng ùn tắc giao thông vẫn diễn biến phức tạp.

Để khắc phục tình trạng này, Sở GTVT đề xuất thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Triển khai sớm các tuyến đường sắt đô thị, hệ thống giao thông công cộng; hoàn thiện, xây dựng nâng cao chất lượng vận tải công cộng bằng xe buýt để bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu hành khách công cộng đến năm 2020 trên 20%; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý trật tự giao thông; tuyên truyền, vận động để người dân tăng cường sử dụng phương tiện công cộng; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra...

Cũng tại nội dung này, đại biểu Trịnh Xuân Quang (Tổ đại biểu quận Thanh Xuân) bày tỏ băn khoăn về việc thành phố đã giao cho Sở KH&ĐT phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu để đến tháng 12/2018 ban hành các quy định khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư giao thông minh, đường sắt đô thị, xe buýt theo hình thức đối tác công tư (PPP). Tuy nhiên đến nay không rõ nguyên nhân tại đâu, việc này vẫn chưa hoàn thành?

Giám đốc Sở KH&ĐT Nguyễn Mạnh Quyền cho hay, Sở đã tham mưu cho UBND thành phố công bố danh mục kêu gọi đầu tư tại các Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2017, 2018. Trong quá trình thảo luận và cân đối nguồn lực, UBND thành phố đã có chỉ đạo trước mắt tập trung vào 3 tuyến đường sắt đô thị số 2, 3, và 5.

Hiện có hai nhà đầu tư là Tập đoàn Vingroup và T&T đang quan tâm đến các dự án này. Do dự án liên quan đến một số cơ chế đặc thù, các nhà đầu tư đang hoàn thành nghiên cứu tiền khả thi để báo cáo Chính phủ. Tuy nhiên, vừa qua Chính phủ đã yêu cầu tạm dừng các dự án theo hình thức PPP để hoàn thành quy định của pháp luật. Do đó, các dự án phải phải dừng chờ cơ chế, chính sách mới.

Tuổi trẻ Thủ đô
Phiên bản di động