Đại ngàn Kon Tum đang “rỉ máu” - Kỳ I: Tan hoang những cánh rừng già

Sau khi Thủ tướng tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên, người dân đã rất phấn khởi và kỳ vọng đại ngàn sẽ ngừng “chảy máu” nhưng thực tế hiện tại một số nơi trên địa bàn tỉnh Kon Tum, rừng vẫn đang ngày đêm bị lâm tặc tàn phá nghiêm trọng.
Vụ án trùm gỗ lậu Phượng “râu”: Tòa cáo buộc hàng loạt tội danh Vận chuyển gỗ lậu, một người đàn ông tử vong

“Xẻ thịt” đồi thông đỏ

Nhận được nguồn tin từ người dân về tình trạng khai thác trái phép gỗ thông đỏ trên địa bàn tỉnh Kon Tum, phóng viên lên kế hoạch tìm hiểu, tiếp cận địa bàn. Vượt qua hơn 50km đường rừng dốc đá cheo leo, chúng tôi đã vào được khu vực đồi thông đỏ (thuộc xã Đắk Pne, huyện Kon Rẫy và xã Đắk Long, huyện Kon Plông).

dai ngan kon tum dang ri mau ky i tan hoang nhung canh rung gia
Để tiếp cận được đồi thông đỏ, phóng viên phải vượt qua hơn 50km đường rừng dốc đá cheo leo.

Theo người dẫn đường cho biết, thông đỏ là loại thực vật rất quý hiếm thuộc “nhóm IA”, nó có nhiều tác dụng, giá trị cao nên thời gian gần đây nhiều nhóm lâm tặc đã đổ về khu vực này để khai thác trộm.

Điểm chung của các nhóm này là trước khi đưa quân vào chặt phá, lâm tặc phải thuê người bản địa dẫn đi “đạp rừng” để đánh dấu lãnh địa của mình.

dai ngan kon tum dang ri mau ky i tan hoang nhung canh rung gia
Đồi thông đỏ bị lâm tặc chặt phá tan hoang.

Có mặt tại hiện trường, nhóm phóng viên không khỏi rùng mình khi chứng kiến hàng chục ha rừng đã bị lâm tặc triệt hạ, tàn phá tan hoang. Nhiều cây thông đỏ cổ thụ có đường kính từ 1m đến gần 2m bị cắt hạ, phần nạc nhất đã bị lấy đi mất, chỉ còn trơ trọi lại phần gốc, ngọn và bìa xẻ ra từ những khúc gỗ được phơi bày ngổn ngang.

dai ngan kon tum dang ri mau ky i tan hoang nhung canh rung gia
Cây thông đỏ có đường kính hơn 1m vừa bị lâm tặc đốn hạ đang còn “rỉ máu”.

Trước mắt chúng tôi là một quả đồi rộng lớn bị cày xới nham nhở vì lâm tặc ủi đất mở đường nhánh để vận chuyển gỗ, dăm bào tại hiện trường vẫn còn dậy mùi thơm của gỗ thông.

Sau khi lấy hết gỗ, nhằm che đậy hành vi phạm pháp của mình cũng như xóa đi những dấu vết còn sót lại, lâm tặc đã đổ xăng đốt cả vạt rừng để phi tang.

dai ngan kon tum dang ri mau ky i tan hoang nhung canh rung gia
Những chiếc xe máy độ lâm tặc dùng để vận chuyển gỗ ra khỏi rừng.

Tìm hiểu thêm chúng tôi được biết, trước khi đốn hạ một cây gỗ, lâm tặc phải phát quang xung quanh, chọn hướng cho cây đổ xuống rồi mới dùng cưa máy cắt dưới gốc hở một miếng hình tam giác để “mở miệng”. Sau đó, chúng ra phía bên kia thân cây cưa chéo từ trên xuống đến chỗ “mở miệng” cho đến lúc cây đổ.

dai ngan kon tum dang ri mau ky i tan hoang nhung canh rung gia
Một bãi tập kết gỗ lậu nằm ngay ở bìa rừng.

Đốn hạ cây xong, lâm tặc xẻ gỗ thành hộp, phách có kích cỡ rộng 90cm, dày 25cm, dài từ 2-3m rồi dùng xe máy vận chuyển ra bãi tập kết nằm ngay ở bìa rừng. Chứng kiến những cánh rừng rũ rượi, nhiều gốc cây mới bị đốn hạ đang còn “rỉ máu” chúng tôi không khỏi xót xa, đau lòng.

Gỗ lậu “chui lọt” trạm kiểm soát lâm sản

Lâm tặc ngang nhiên lộng hành, hàng chục héc ta rừng thông đỏ bị triệt hạ, thế nhưng, theo ghi nhận của phóng viên thì lực lượng kiểm lâm địa bàn, bảo vệ rừng và chính quyền địa phương nơi đây vẫn rất thờ ơ, quản lý lỏng lẻo, không làm tròn trách nhiệm được giao.

dai ngan kon tum dang ri mau ky i tan hoang nhung canh rung gia
Chỉ có một con đường độc đạo, Trạm kiểm soát lâm sản nằm ngay phía bên kia cầu nhưng lâm tặc vẫn đưa gỗ ra khỏi rừng được.

Trong thời gian thâm nhập thực tế, chúng tôi đã thấy được những bất cập, khuất tất trong công tác quản lý bảo vệ rừng ở nơi đây.

Đồi thông đỏ được xem là “điểm nóng” về tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn huyện Kon Rẫy nên ngoài lực lượng bảo vệ rừng của Công ty Lâm nghiệp Kon Rẫy, Công ty Lâm nghiệp Kon Plông, chính quyền địa phương thì còn có chốt kiểm tra, kiểm soát lâm sản của các đơn vị liên ngành.

dai ngan kon tum dang ri mau ky i tan hoang nhung canh rung gia
Sau khi lấy đi hết gỗ, lâm tặc đổ xăng đốt những gì còn sót lại để nhằm xóa dấu vết.

Trạm kiểm soát lâm sản được đặt ngay ở cửa rừng (xã Đắk Pne, huyện Kon Rẫy), nhân viên canh gác 24/24h. Thế nhưng, không hiểu vì sao lâm tặc vẫn tuồn được gỗ khai thác trái phép từ trong rừng ra ngoài để đưa đi tiêu thụ. “Nếu không có sự tiếp tay, bao che của cán bộ quản lý bảo vệ rừng thì đừng nói gỗ chứ một con kiến cũng không thể chui qua được trạm kiểm soát lâm sản…” Một người dân bức xúc.

Sau một thời gian lân la, bắt chuyện với một lâm tặc, người này cho biết muốn vào rừng khai thác gỗ thì họ phải chung chi hàng tháng cho các đơn vị quản lý rừng ở đây, mức độ chung chi tùy thuộc vào khối lượng gỗ đã khai thác được. Còn việc vận chuyển gỗ ra ngoài thì đã có khung thời gian nhất định, ai làm trái thì sẽ bị xử lý theo “luật rừng”.

Được biết, từ 20h – 23h hàng ngày là khung thời gian lâm tặc vận chuyển gỗ ra khỏi rừng rầm rộ nhất. Phương tiện vận chuyển của chúng thường là những chiếc xe máy độ, hai bánh được quấn nhông xích để tránh trơn trượt, mỗi lượt ra như vậy có khoảng 5 chiếc, cứ 30 phút một lượt.

(Còn nữa...)

Anh Xuân - Phú Cát
Phiên bản di động