Đà Nẵng: Lò đốt rác thải y tế 'hoạt động cầm chừng' sợ người dân phản đối

Do có khói bốc lên bất thường bị người dân phản đối, đến sáng nay lò đốt rác thải y tế độc hại tại bãi rác Khánh Sơn đã hoạt động cầm chừng trở lại.    
Đà Nẵng: “Tối hậu thư” cho công trình chậm di dời suốt gần 5 năm
Nước thải cuồn cuộn tuôn ra biển Mỹ Khê, du khách tá hỏa chạy lên bờ Đà Nẵng: Nước thải sủi bọt lại tuôn ào ạt ra sông Phú Lộc trong đêm Đà Nẵng: Dự án thoát nước thải 'đứng bánh' vì vướng giải tỏa Nước thải tuôn như thác ra biển, Giám đốc Sở TNMT Đà Nẵng nói gì?
da nang lo dot rac thai y te hoat dong cam chung so nguoi dan phan doi
Bãi rác Khánh Sơn, điểm nhức nhối về môi trường của TP Đà Nẵng

Sáng 24/5, ông Trần Văn Tiên, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Môi trường đô thị TP Đà Nẵng xác nhận, phía đơn vị đã cho hoạt động cầm chừng trở lại đối với lò đốt rác thải y tế được đặt bên trong bãi rác Khánh Sơn (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) sau khi bị người dân phản ứng, lo sợ vì khói trắng tỏa ra trong quá trình đốt rác thải sẽ gây ô nhiễm.

Ông Tiên cho biết, vào chiều 23/5, ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường đã trực tiếp lên bãi rác Khánh Sơn Sơn và kiểm tra thực tế tình hình.

“Sau khi bị người dân phản ứng, lực lượng Công an quận, phường cùng đơn vị liên qua đã lên kiểm tra bãi rác nhưng không phát hiện khói. Đến sáng 24/5, chúng tôi đã cho lò đốt hoạt động trở lại nhưng ở mức cầm chừng (khoảng vài trăm kg/ngày) nhằm cho khói ít tỏa ra hơn. Việc lò đốt có gây ô nhiễm hay không thì cần phải có đơn vị liên quan đến lấy mẫu đi kiểm tra, phân tích mới có kết quả chính xác. Còn việc người dân phản ứng thì phía đơn vị sẽ hạn chế đốt lò và giảm công suất lại” - ông Tiên cho hay.

Theo ông Tiên, hiện lượng rác thải y tế trên địa bàn Đà Nẵng vẫn được đơn vị thu gom và đưa về bãi rác tập kết để xử lý bằng cách đốt lò dần dần. “Rác thải y tế thì phải đốt toàn bộ chứ không thể xử lý bằng các phương pháp khác” - ông Tiên khẳng định.

da nang lo dot rac thai y te hoat dong cam chung so nguoi dan phan doi
Quanh khu vực bãi rác Khánh Sơn có gần 1.700 hộ dân bị ảnh hưởng bởi tình trạng ô nhiễm môi trường

Được biết, lò đốt rác thải y tế đặt bên trong bãi rác Khánh Sơn có công suất khoảng dưới 1 tấn/ ngày đêm. Tuy mới đi vào hoạt động được gần nửa tháng nay, nhưng đã bị phản ứng vì lo sợ ô nhiễm.

Nhiều ngày qua, nhiều người dân sinh sống tại địa bàn tổ 70, 80, 79 (thuộc khối Khánh Sơn, phường Hòa Khánh Nam) tỏ ra lo lắng và phản đối với việc lò đốt rác thải y tế đặt bên trong bãi rác Khánh Sơn đã hoạt động trở lại.

Theo người dân, hiện bãi rác có diện tích 33 hecta sắp quá tải vào tháng 9/2019 nhưng TP đã có chủ trương không di dời mà mở rộng, nâng cấp bãi rác.

“Hơn 1 tuần nay, người dân phát hiện khói trắng bốc lên từ bên trong bãi rác nên tỏ ra bất an. Mọi ngày, mùi hôi từ bãi rác tuy đã giảm nhưng vẫn khiến người dân lo lắng về sức khỏe. Trong khi việc đơn vị quản lý bãi rác tiến hành đốt rác thải như mấy ngày qua thì người dân không thể chịu nổi thêm mùi hôi nữa” - một người dân nói.

da nang lo dot rac thai y te hoat dong cam chung so nguoi dan phan doi
Dù chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp, nhưng bãi rác Khánh Sơn vẫn chưa được cải thiện

Theo UBND phường Hòa Khánh Nam, quanh khu vực bãi rác Khánh Sơn có đến gần 1.700 hộ dân sinh sống và bị ảnh hưởng bởi tình trạng ô nhiễm từ mùi hôi, nước rỉ rác chảy ra các mương, cống suốt nhiều năm nay.

Trước đó, vào ngày 15/5, tại chương trình Hội đồng Nhân dân TP Đà Nẵng với cử tri, Sở Tài nguyên và môi trường Đà Nẵng cho biết, hiện bãi rác Khánh Sơn đã nhận đến 3,2 triệu tấn rác thải. Nếu không có giải pháp kịp thời, đến tháng 9/2019, bãi rác sẽ không còn chỗ chứa. Do đó, các Sở ban ngành đã tham mưu cho TP và thống nhất chủ trương là nâng cấp bãi rác Khánh Sơn thành khu liên hợp xử lý chất thải…

Công ty CP Môi trường đô thị cho biết, để “ứng phó” với tình trạng bãi rác không còn chỗ chứa, hiện các đơn vị liên quan đang tiến hành nâng cấp và mở rộng các hộc rác số 6, số 7 (khoảng vài hecta) bên trong bãi rác trong thời gian tới đây.

Vĩnh Quyên
Phiên bản di động