Đà Lạt thứ hai giữa lòng Tây Nguyên
Trốn vào Tây Nguyên bán ma túy khi đang bị Công an Bắc Ninh truy nã "Họa mi Tây Nguyên" trong lòng Thủ đô |
Theo lời kể của những già làng, hơn 100 năm trước, người Pháp đã chọn Măng Đen như một Đà Lạt thứ 2 để công chức và binh lính nghỉ dưỡng, chạy trốn cái nắng nóng mà họ diễn tả là thứ khủng khiếp ở xứ An Nam. Người Pháp cũng đã tiến hành khảo sát, đưa cây thông vào trồng với ý định xây dựng một trạm nghỉ dưỡng trên vùng đất này.
Nằm ở độ cao hơn 1200 mét so với mực nước biển, thị trấn Măng Đen nằm ở phía Nam huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Tên gọi của thị trấn xuất phát từ tên T’măng Deeng của người Mơ Nâm, có nghĩa là vùng đất bằng phẳng và rộng lớn. |
Với nhiều danh lam thắng cảnh, độ che phủ của rừng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên; có nhiều hồ thác, suối đá và cảnh quan thiên nhiên, văn hóa bản địa độc đáo; đây là tiềm năng thuận lợi để phát triển trở thành trung tâm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cấp quốc gia, thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học.
Măng Đen là vùng đất cổ, với một địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa mát mẻ của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, dải đất đỏ bazan trù phú. |
Thị trấn Măng Đen với khí hậu và cảnh quan đặc biệt, có nhiều nét tương đồng với Đà Lạt nên nơi đây được ví như là Đà Lạt của vùng Bắc Tây Nguyên.
Nói tới nơi đây, người dân vẫn lưu giữ được nét sinh hoạt, văn hóa truyền thống bản địa, với những nhạc cụ dân gian lâu đời như: Đàn, nhị, sáo dọc, trống, chiêng, cồng, tì và, ống gõ, giàn ống hoạt động nhờ sức nước; trang phục bản địa của người Xê Đăng, Mơ Nâm, Ka Dong, Hrê; văn hóa kiến trúc nhà rông, nhà dài... gắn với không gian núi rừng thiên nhiên là tiềm năng rất lớn để khai thác để tạo thành các điểm du lịch cộng đồng mang đậm nét đặc sắc bản địa núi rừng Măng Đen.
Tại thị trấn Măng Đen, khá nhiều Home-stay được xây dựng nhằm phục vụ du khách tới tham quan và du lịch |
Năm 2007 huyện Kon Plong có chính sách kêu gọi người dân về Măng Đen ở sẽ được cấp đất và thu tiền thuế. Với biệt thự 1000m2 khi đóng thuế kèm theo xây dựng nhà thô lợp mái xong sẽ được cấp sổ đỏ. Nhưng khi xây dựng phần thô xong chỉ có khoảng 10-20 căn đi vào hoàn thiện để ở còn lại bỏ hoang. Do thời điểm đó, các nhà đầu chưa có nhu cầu ở cũng như Măng Đen rất ít người biết đến nên không có khách du lịch.
Ba năm trở lại đây, thị trấn Măng Đen phát triển khá nhanh do có sự đầu tư, nâng cấp đường giao thông, chính vì vậy, du khách từ nhiều nơi đã đến tham quan du lịch. Kéo theo đó là những dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng tại đây cũng được trú trọng. Nhất là các công ty đến đầu tư về dịch vụ du lịch, nông trại rau củ… và cũng có nhiều bạn trẻ dám bỏ phố lên Măng Đen để hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp tại mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi này.
Thác Pa Sỹ là một trong những điểm đến được nhiều người lựa chọn khi đến với Tây Nguyên. |
Chia sẻ với phóng viên, ông Lê Đức Tín - Phó Chủ tịch UBND huyện Kon Plông chia sẻ: “Với những tiềm năng về sinh thái, tự nhiên, lịch sử văn hóa và vị trí quan trọng, miền đất xanh Kon Plông đã được đưa vào quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, Du lịch văn hoá cộng đồng, du lịch mạo hiểm, thể thao và dã ngoại; Du lịch văn hoá, tâm linh…
Bên cạnh đó, chính quyền đã có nhiều chính sách nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa; đầu tư cơ sở hạ tầng để cùng song song phát triển kinh tế - xã hội".
Nhắc tới Tây Nguyên, du khách sẽ không thể nào quên được điệu múa Xoang truyền thống của người dân nơi đây |
Là một người trẻ “bỏ phố lên rừng” để lập nghiệp và hiện đang thành công với chuỗi homestay – nhà hàng tại Măng Đen, anh Phạm Tuấn Anh cho biết: “Hiện nay, Măng Đen đang là một điểm đến hấp dẫn của khách du lịch, huyện Kon Plông cũng có rất nhiều cơ chế thu hút các nhà đầu tư để phát triển, đặc biệt là những người trẻ như tôi. Các bạn trẻ và tôi đều tham vọng biến Măng Đen thành thị trấn đáng sống của thế hệ 9x”.