Chuyên gia văn hóa giải mã quan niệm “Đói quanh năm, no ba ngày Tết”
Dịp Tết đến, xuân về là khoảng thời gian mọi người thường quây quần bên gia đình, người thân và bạn bè sau một năm làm việc với bao vất vả, mệt nhọc. Tâm lý dành dụm, dồn vào mua sắm cho những ngày Tết cũng được nhiều người thực hiện.
Ngày Tết với mâm cao cỗ đầy, món ngon vật lạ… có lẽ đã trở thành một thói quen, một sự mặc định trong đời sống của nhiều gia đình người Việt. No đủ trong ba ngày Tết với đời sống người Việt có lẽ không chỉ là ăn lấy no, lấy ngon mà còn có ý nghĩa về một sự sung túc, may mắn cả năm.
Chẳng thế mà trước đây, người ta có thể túng thiếu cả năm, nhưng ba ngày Tết cũng phải cố gắng chạy vạy để có được bữa Tết ấm no. Tuy nhiên, cũng từ đây xuất hiện tình trạng mua nhiều, sắm nhiều ba ngày Tết dù cả năm chẳng hề thiếu thốn dẫn tới tình trạng thừa thãi, lãng phí.
Trao đổi với phóng viên Lao Động về việc này, nhà nghiên cứu văn hóa – TS Nguyễn Ánh Hồng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) nhìn nhận: Quan niệm “đói quanh năm, no ba ngày Tết” hay “đói cho chết, ngày Tết cũng phải no”; “Giàu hay nghèo, ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà” xuất phát từ thực tiễn cách đây trong một thời gian dài, đời sống của người Việt Nam rất nghèo, rất khổ.
Do đó, quan niệm xưa, người ta có suy nghĩ như vậy để ước mong được một năm may mắn, sung túc, đủ đầy. Người ta có thể làm ăn vất vả quanh năm nhưng cũng sẽ cố gắng chạy vạy để những ngày Tết đến phải được ấm no.
“Và thực tế, cho tới ngày nay, người ta vẫn còn quan niệm này. Nhiều người vẫn quan niệm khi Tết đến là phải sắm sửa vật chất một cách đầy đủ dù quanh năm chẳng thiếu gì” – TS Hồng nói.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ánh Hồng, trong câu chuyện này, do quan niệm của nhiều gia đình nên dẫn đến việc người dân chuẩn bị, mua sắm nhiều trong ngày tết.
TS Nguyễn Ánh Hồng cho rằng, quan niệm này vẫn có nét đúng. Điều này cũng cho thấy lòng hiếu khách của người Việt. Bởi khi Tết đến, xuân về các gia đình thường hay đón khách, tiếp đón những người thân quen. Do vậy việc chuẩn bị thực phẩm, đồ ăn tươm tất để có thết đãi bạn bè, người thân.
Nhưng, quan niệm này cũng có phần chuyển động rất nhiều bởi bây giờ người Việt Nam đã hướng tới ăn ngon, mặc đẹp chứ không chỉ còn là “ăn no, mặc ấm” như ngày xưa. Và không phải khi nào miếng ăn, mâm cao cỗ đầy cũng là yếu tố, thước đo của sự hiếu khách. Bởi người Việt Nam hay có câu “lời chào cao hơn mâm cỗ” cho nên chỉ cần cách thức ứng xử, người ta đến với nhau mới là điều quan trọng.
“Lòng hiếu khách mới là điều quan trọng, giàu tình cảm mới là điều người ta hướng tới mong muốn trong những ngày Tết. Và mọi người đến với nhau bởi tấm lòng chứ không phải lấy vật chất làm thước đo, không nặng nề” – TS Nguyễn Ánh Hồng nói và cho rằng “với việc mua sắm Tết, mọi người cũng nên cân nhắc đồ dùng, tránh lãng phí, tránh bị áp lực nặng nề phải mua quá nhiều, sắm quá nhiều, tốn kém mà không thực chất sử dụng tới”.
Nhà nghiên cứu văn hóa - TS Nguyễn Ánh Hồng. Ảnh T.Vương |
Dịp Tết đến, xuân về là khoảng thời gian mọi người thường quây quần bên gia đình, người thân và bạn bè sau một năm làm việc với bao vất vả, mệt nhọc. Tâm lý dành dụm, dồn vào mua sắm cho những ngày Tết cũng được nhiều người thực hiện.
Ngày Tết với mâm cao cỗ đầy, món ngon vật lạ… có lẽ đã trở thành một thói quen, một sự mặc định trong đời sống của nhiều gia đình người Việt. No đủ trong ba ngày Tết với đời sống người Việt có lẽ không chỉ là ăn lấy no, lấy ngon mà còn có ý nghĩa về một sự sung túc, may mắn cả năm.
Chẳng thế mà trước đây, người ta có thể túng thiếu cả năm, nhưng ba ngày Tết cũng phải cố gắng chạy vạy để có được bữa Tết ấm no. Tuy nhiên, cũng từ đây xuất hiện tình trạng mua nhiều, sắm nhiều ba ngày Tết dù cả năm chẳng hề thiếu thốn dẫn tới tình trạng thừa thãi, lãng phí.
Trao đổi với phóng viên Lao Động về việc này, nhà nghiên cứu văn hóa – TS Nguyễn Ánh Hồng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) nhìn nhận: Quan niệm “đói quanh năm, no ba ngày Tết” hay “đói cho chết, ngày Tết cũng phải no”; “Giàu hay nghèo, ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà” xuất phát từ thực tiễn cách đây trong một thời gian dài, đời sống của người Việt Nam rất nghèo, rất khổ.
Do đó, quan niệm xưa, người ta có suy nghĩ như vậy để ước mong được một năm may mắn, sung túc, đủ đầy. Người ta có thể làm ăn vất vả quanh năm nhưng cũng sẽ cố gắng chạy vạy để những ngày Tết đến phải được ấm no.
“Và thực tế, cho tới ngày nay, người ta vẫn còn quan niệm này. Nhiều người vẫn quan niệm khi Tết đến là phải sắm sửa vật chất một cách đầy đủ dù quanh năm chẳng thiếu gì” – TS Hồng nói.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ánh Hồng, trong câu chuyện này, do quan niệm của nhiều gia đình nên dẫn đến việc người dân chuẩn bị, mua sắm nhiều trong ngày tết.
TS Nguyễn Ánh Hồng cho rằng, quan niệm này vẫn có nét đúng. Điều này cũng cho thấy lòng hiếu khách của người Việt. Bởi khi Tết đến, xuân về các gia đình thường hay đón khách, tiếp đón những người thân quen. Do vậy việc chuẩn bị thực phẩm, đồ ăn tươm tất để có thết đãi bạn bè, người thân.
Nhưng, quan niệm này cũng có phần chuyển động rất nhiều bởi bây giờ người Việt Nam đã hướng tới ăn ngon, mặc đẹp chứ không chỉ còn là “ăn no, mặc ấm” như ngày xưa. Và không phải khi nào miếng ăn, mâm cao cỗ đầy cũng là yếu tố, thước đo của sự hiếu khách. Bởi người Việt Nam hay có câu “lời chào cao hơn mâm cỗ” cho nên chỉ cần cách thức ứng xử, người ta đến với nhau mới là điều quan trọng.
“Lòng hiếu khách mới là điều quan trọng, giàu tình cảm mới là điều người ta hướng tới mong muốn trong những ngày Tết. Và mọi người đến với nhau bởi tấm lòng chứ không phải lấy vật chất làm thước đo, không nặng nề” – TS Nguyễn Ánh Hồng nói và cho rằng “với việc mua sắm Tết, mọi người cũng nên cân nhắc đồ dùng, tránh lãng phí, tránh bị áp lực nặng nề phải mua quá nhiều, sắm quá nhiều, tốn kém mà không thực chất sử dụng tới.