Chùa Bổ Đà - Di tích Quốc gia đặc biệt đã tổ chức trưng bày Mộc bản và đón nhận quyết định công nhận là điểm du lịch chốn tâm linh cổ kính của tỉnh Bắc Giang.
Ngày 29/1/2020 (tức ngày 5/1 Âm lịch), tại xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, Bắc Giang, chùa Bổ Đà đã tổ chức trưng bày Mộc bản và các hiện vật để du khách được chiêm ngưỡng tinh hoa, đầy vẻ kỳ bí của ngôi chùa này.
Đồng thời, dịp này, chùa Bổ Đà cũng được công nhận là điểm du lịch của tỉnh Bắc Giang càng tạo nên sức hút không thể cưỡng lại đối với du khách ở khắp các nơi.
|
Chùa Bổ Đà đón nhận quyết định công nhận là điểm du lịch của tỉnh Bắc Giang... |
|
Hàng nghìn du khách thập phương đổ về để đi lễ đầu năm và chiêm ngưỡng Mộc bản... |
|
Du khách thắp hương cầu tài, cầu lộc đầu xuân... |
|
Mộc bản được trưng bày để du khách chiêm ngưỡng... |
|
Nhiều hiện vật có giá trị vô cùng to lớn... |
|
Nhiều bạn trẻ lăn mực cầu may... |
|
Mặc dù thời tiết giá lạnh nhưng nhiều du khách vẫn đổ về nườm nượp... |
|
Vẻ cổ kính của chùa Bổ Đà... |
|
Gần 100 ngôi tháp bằng gạch nung xếp hàng, xếp lớp theo những quy định chặt chẽ của Thiền Tông... |
|
Tranh thủ còn ngày nghỉ, nên chúng em không quản ngại đường xa đến du xuân tại chùa và cũng cầu xin tài, lộc, sức khỏe cho bản thân và gia đình" - nhóm bạn trẻ chia sẻ. |
|
Bánh đa Thổ Hà nức tiếng ở Việt Yên... |
|
Cũng có nhiều du khách đến để xin chữ đầu năm... |
|
Các du khách tranh thủ chụp lại những bức ảnh lưu niệm du xuân... |
Trên diện tích hơn 50.000 m2, quần thể chùa Bổ là tập hợp di tích gồm chùa chính (Tứ Ân Tự) cùng hai đền thờ Đức Thánh Hóa và Thạch Tướng Đại Vương. Khuôn viên gồm ba khu: nội tự, vườn tháp và vườn cây ăn trái. Không nhiều chùa có được một khuôn viên rộng lớn, lại trải dài trên triền đồi như vậy.
Lưng tựa vào núi, góc nhìn xuống làng mạc và ruộng lúa, chùa Bổ đã cổ kính lại tuyệt đẹp. Tôi có cảm giác như cánh rừng kia đang dang tay ôm trọn lấy khuôn viên u tịch của ngôi chùa.
Ngày nay, không còn vết tích gì của một cánh rừng hoang vu rùng rợn xưa kia (thế kỷ IX - X), khi nơi này được đặt tên là rừng "Trời ơi", vì những tiếng kêu được cho là của những oan hồn bị giết khi kẻ cướp còn hoành hành.
Nhóm PV
Link bài gốc
Copy link