Cần có giải pháp hữu hiệu hơn để ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát

Theo Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Đinh Tiến Dũng, thời gian tới, Chính phủ cần có giải pháp hữu hiệu hơn để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát...
Khơi thông nguồn lực, tận dụng mọi cơ hội đang có trong nền kinh tế Chính phủ đã rất nỗ lực, quyết tâm trong điều hành kinh tế - xã hội Cơ cấu thu ngân sách Nhà nước cho thấy kinh tế còn khó khăn

Sáng 24/10, Quốc hội thảo luận ở tổ với phần đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và các vấn đề liên quan.

Thảo luận tại tổ 1 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, đa số các đại biểu nhất trí với báo cáo của Chính phủ và cơ quan thẩm tra về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Cần có giải pháp hữu hiệu hơn để ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát
Các Trưởng, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội.

Chia sẻ ý kiến tại phiên thảo luận, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) khẳng định, 2023 là năm rất khó khăn không chỉ riêng đối với Việt Nam mà cả ở trên thế giới. Tuy nhiên, so với bối cảnh kinh tế thế giới thì nước ta vẫn có những kết quả đáng ghi nhận.

Cần có giải pháp hữu hiệu hơn để ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường.

Theo đó, trong khi lạm phát thế giới còn cao thì lạm phát của Việt Nam vẫn được kiềm chế trong giới hạn cho phép.

Kết quả về tăng trưởng kinh tế của chúng ta chỉ khoảng 5% so với mục tiêu 6,5% nhưng so với nhiều nước trên thế giới và khu vực thì vẫn là nước có tốc độ tăng trưởng cao.

Mặt khác, sau đại dịch COVID-19, trong khi trên thế giới đang diễn ra làn sóng về nợ, nhiều tập đoàn phá sản, nhiều quốc gia nợ công cao thì nợ công của Việt Nam vẫn được kiểm soát, tình trạng nợ của doanh nghiệp đã được khắc phục. Việc rút trái phiếu doanh nghiệp cũng không quá ồ ạt.

Mặc dù vậy, đại biểu Hoàng Văn Cường cũng thừa nhận, năm 2023, tình trạng đình trệ, chậm tăng trưởng trong khu vực kinh tế, doanh nghiệp vẫn là vấn đề cần được xem xét. Nguồn vốn, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp gần như bị bão hòa.

Do đó, theo đại biểu, nếu không có giải pháp kịp thời thì có thể nền kinh tế của nước ta vẫn sẽ phát triển trì trệ vì Việt Nam đang chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ phát triển của nền kinh tế thế giới.

Cần có giải pháp hữu hiệu hơn để ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát
Đại biểu Đinh Tiến Dũng – Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội.

Nhằm tháo gỡ những khó khăn và thúc đẩy phát triển kinh tế, đại biểu Hoàng Văn Cường đồng thuận với các giải pháp của Chính phủ đã đề ra.

Đồng thời cần thực hiện linh hoạt các giải pháp tài khóa, thực hiện ngay giảm thuế VAT 2% bằng việc Quốc hội ban hành một nghị quyết ngay từ kỳ họp thứ 6 này.

Ngoài ra, đại biểu Hoàng Văn Cường cũng cho rằng cần thực hiện giảm thuế, giảm tiền thuê đất; kịp thời có chính sách tài khóa đối với tiền tệ, điều hành ngân hàng, hỗ trợ lãi suất, tiếp cận vốn của doanh nghiệp sẽ cao hơn.

Đối với chính sách tài chính, tài khóa, ngân sách, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng cần tiếp tục giữ được ngân sách một cách ổn định. Ngoài ra, đầu tư công cần phải đến lúc thay đổi và có chính sách mới như đặt hàng cho các tập đoàn kinh tế lớn để đẩy nhanh tốc độ như việc đặt hàng công nghiệp đường sắt.

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Đinh Tiến Dũng – Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cho rằng, Chính phủ cần có giải pháp hữu hiệu hơn để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Theo đại biểu Đinh Tiến Dũng, thông qua thay đổi về thể chế, doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn vốn vay một cách thuận lợi hơn nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc.

Cũng bày tỏ sự lo lắng về nhiều dự án đầu tư bất động sản, công trình xây dựng còn đang dở dang là sự lãng phí lớn, đại biểu Đinh Tiến Dũng đề nghị Quốc hội cần có sự chỉ đạo bằng việc ra nghị quyết hay có chủ trương giải quyết kịp thời.

Hậu Lộc
Phiên bản di động