Cận cảnh: Công viên Tuổi trẻ Thủ đô bị "xẻ thịt" để trục lợi?

Được đầu tư hàng chục tỷ đồng nhưng nhiều năm qua, công viên Tuổi trẻ Thủ đô không trở thành điểm văn hóa công cộng như kì vọng mà rơi vào cảnh hoang tàn, nhiều diện tích bị "xẻ thịt" thành những công trình phục vụ mục đích kinh doanh trái phép.
Công viên hồ điều hòa Thanh Xuân bị ô nhiễm nghiêm trọng Công viên Hello Kitty Hà Nội sắp khởi công Hà Nội mời gọi nhà đầu tư quan tâm Dự án Công viên hồ điều hòa Trung Văn
can canh cong vien tuoi tre thu do bi xe thit de truc loi
Cổng chào công viên Tuổi trẻ.

Theo tìm hiểu của PV, Dự án công viên Tuổi trẻ Thủ đô có tổng diện tích khoảng 26,43ha được thành phố Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 vào năm 2000. Dự án được giao cho Công ty Thương mại và Đầu tư phát triển Hà Nội làm chủ đầu tư. Đến năm 2010, dự án tiếp tục được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết Công viên Tuổi trẻ Thủ đô. Công viên được đầu tư xây dựng nhằm phục vụ các hoạt động sinh hoạt công cộng của thanh thiếu niên, cùng đông đảo người dân sinh sống trong khu vực.

Theo ghi nhanh tại công viên, nhiều hạng mục công trình như vòng quay mặt trời, bể bơi và nhiều công trình phục vụ vui chơi khác như một đống hoang tàn. Tại đây các cột thép đã gỉ sét, bậc cầu thang lên xuống đã mọt và nhiều bậc thang không còn. Các công trình này còn được treo biển báo nguy hiểm, cấm vào.

Cổng công viên phía tiếp giáp với đường Thanh Nhàn trở thành nơi gửi ô tô xe máy cho người dân quanh khu vực. Mặc dù trước đó có thời điểm UBND quận Hai Bà Trưng đã giải phóng mặt bằng, thế nhưng đến thời điểm này phía đường Võ Thị Sáu lại bị tái lấn chiếm bởi hàng loạt hàng quán, gara ô tô, bãi xe.

Cùng với đó, nhiều diện tích bị "xẻ thịt" thành những công trình phục vụ mục đích kinh doanh. Bên trong công viên, hàng loạt nhà hàng tiệc cưới lớn được mở ra như: Cung Xuân, Siêu thị, phòng tập thể hình, sân bóng đá mini…

Từ năm 2010 - 2012, hàng loạt công trình vi phạm “khủng” vô tư mọc trên các ô đất vốn được phê duyệt quy hoạch làm khu vườn hoa, cây xanh, sân tập thể thao công cộng nhưng không bị xử lý kiên quyết gây bức xúc ở nhiều kỳ họp HĐND.

Cũng trong năm 2012, Sở QH&KT đã có văn bản chỉ ra một một loạt công trình vi phạm “khủng”, với vị trí vi phạm và quy mô vi phạm rõ ràng. Tuy nhiên, đến nay những công trình này vẫn tồn tại và hoạt động.

Dưới đây là một số hình ảnh PV ghi nhận:

can canh cong vien tuoi tre thu do bi xe thit de truc loi
Vòng quay mặt trời với các cột thép đã gỉ sét.
can canh cong vien tuoi tre thu do bi xe thit de truc loi
Những bậc thang sắt đã biến mất theo thời gian và không được tu sửa
can canh cong vien tuoi tre thu do bi xe thit de truc loi
Các hạng mục công trình dần bị xuống cấp nghiêm trọng và được gắn biển "nguy hiểm, cấm vào"
can canh cong vien tuoi tre thu do bi xe thit de truc loi
Khu vực ống trượt, bể bơi phần lớn đã hỏng, cỏ mọc quanh lối đi
can canh cong vien tuoi tre thu do bi xe thit de truc loi
Sân bóng đá Mini chiếm một diện tích lớn trong công viên vẫn đều đều cho thuê.
can canh cong vien tuoi tre thu do bi xe thit de truc loi
can canh cong vien tuoi tre thu do bi xe thit de truc loi
Khu vực là bãi xe nhiều năm nay.
can canh cong vien tuoi tre thu do bi xe thit de truc loi
Hệ thống VinMart ngay trong công viên.
can canh cong vien tuoi tre thu do bi xe thit de truc loi
Tầng hầm nhà hát ngoài trời có mái che (Cung Xuân) được bố trí là chỗ để xe.

Hoàng Duy - Duy Tân
Phiên bản di động