Bước phát triển nhảy vọt của pháp luật về bảo vệ môi trường

“Rất ít Dự án Luật mới nào có nhiều chính sách mới mang tính chất đột phá như vậy!” - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban KH, CN& MT của Quốc hội Phan Xuân Dũng đã nhận xét về tính đổi mới mạnh mẽ của Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) vừa được
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: COVID-19 là giặc, ô nhiễm môi trường là thảm họa Sử dụng ống hút giấy Eco Straws: Vì một hành tinh xanh
Bước phát triển nhảy vọt của pháp luật về bảo vệ môi trường

Bước phát triển mạnh về chính sách pháp luật

Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã phân nhóm theo tiêu chí môi trường để “quản”, như vậy sẽ có sự giám sát chặt chẽ hơn, ví như nhóm dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Bằng công cụ phân nhóm theo tiêu chí môi trường để có các cơ chế ứng xử phù hợp, càng có nguy cơ gây ô nhiễm càng bị kiểm soắt chặt chẽ từ khâu chủ trương đầu tư, đánh giá tác động môi trường, cấp phép môi trường, đến xây dựng, vận hành thử nghiệm, vận hành, di dời, kết thúc dự án.

Môi trường được phân vùng để quản lý theo mức độ bảo vệ, khả năng chịu tải của môi trường để làm cơ sở tiếp nhận dự án mới cũng như có biện pháp xử lý đối với cơ sở đang hoạt động để bảo vệ môi trường phù hợp với vùng đó. Đây là một quy định hoàn toàn mới, muốn thực hiện được nhất thiết phải dựa trên những hoạt động nghiên cứu khoa học, tư liệu về môi trường của từng vùng đất, nước, biển… để làm cơ sở thực hiện việc cấp phép đầu tư.

Những quy định tại Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) cũng đã áp dụng đầy đủ nguyên tắc PPP (người gây ô nhiễm phải trả tiền). Các công cụ thị trường, bảo vệ môi trường mới cũng đã được đưa vào một cách khá đầy đủ như: chi trả dịch vụ hệ sinh thái, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, thị trường tín chỉ các-bon, tính dụng xanh, trái phiếu xanh EPR (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất), BAT (áp dụng công nghệ hiện có tốt nhất); kiểm toán môi trường.

Luật cũng đã làm giảm thủ tục hành chính một cách tích cực nhất khi tích hợp 7 Giấy phép về môi trường hiện hành vào 1 Giấy phép. Công khai minh bạch thông tin về môi trường của Nhà nước và nhà đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Đồng thời quy định đầy đủ, chặt chẽ về yêu cầu bảo vệ môi trường đối với từng loại hình và khu vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, dân cư...

Luật cũng thể hiện quan điểm tăng cường ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường. Tiếp tục quy định chặt chẽ nhưng theo hướng tập trung, không dàn trải các hoạt động thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường, tăng cường giám sát theo phân nhóm và phân vùng môi trường. Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân trong quản lý, sử dụng, bảo vệ môi trường... trong đó quy định rõ Bộ TN&MT giúp Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về môi trường, về quản lý chất thải rắn, chấm dứt việc phân mảnh quản lý Nhà nước về môi trường nói chung và chất thải rắn nói riêng.

Bước phát triển nhảy vọt của pháp luật về bảo vệ môi trường
Tăng cường ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường. Ảnh: MH

Tổ chức thực hiện thống nhất, giảm sự phân mảng

Nhìn tổng thể Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã giảm tối đa sự phân mảng trong khâu tổ chức thực hiện quản lý môi trường, đặc biệt là trong quản lý chất thải rắn, theo đó Bộ TN&MT là cơ quan chủ trì quản lý. Hệ thống cơ quan Nhà nước về bảo vệ môi trường sẽ tiếp được kiện toàn theo các quy định về tổ chức bộ máy Nhà nước.

Nhà nước tiếp tục thực hiện việc thanh tra hoạt động bảo vệ môi trường một cách chặt chẽ nhưng theo hướng tập trung, không dàn trải các hoạt động thanh tra, tăng cường giám sát theo phân nhóm và phân vùng môi trường.

Điều quan trọng là Luật đã xã hội hoá mạnh mẽ công tác bảo vệ môi trường. Nhà nước không ôm trong quản lý, bảo vệ môi trường mà thực hiện triệt để nguyên tắc bảo vệ môi trường là trách nhiệm và quyền của mỗi cá nhân, tổ chức, cộng đồng, cơ quan Nhà nước... Nhà nước chỉ đóng vai trò là cơ quan ban hành và tổ chức thực thi chính sách, pháp luật; là trọng tài là cơ quan xử lý vi phạm...

Những cơ chế xã hội hoá quan trọng nhất mà Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã đề cập đến nhằm tăng cường năng lực giám sát cũng như đầu tư tài chính cho vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường đó là: Cơ chế trách nhiệm mở của nhà sản xuất, nhập khẩu đối với sản phẩm, bao bì sau sử dụng; Cơ chế buộc phải ký quỹ; Cơ chế chi trả phục hồi môi trường; Bảo hiểm môi trường; Chi trả dịch vụ môi trường; Thu phí rác thải dựa trên lượng rác thải...

Nguồn: Báo Tài nguyên Môi trường
baotainguyenmoitruong.vn
Phiên bản di động