Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Giảm thời gian làm việc thì tăng trưởng kinh tế sẽ giảm

Chiều 23/10, thảo luận tại hội trường Quốc hội về Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi), đại biểu Ngọ Duy Hiểu (đoàn Hà Nội) - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, cần nghiên cứu để điều chỉnh giảm thời gian làm việc từ 48 giờ/tuần xuống còn 44 giờ/tuần.
IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống thấp nhất 10 năm Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2019 tổ chức tại Quảng Ninh Việt Nam kiểm soát được lạm phát, tăng trưởng mức khá 6,76%

Theo đại biểu Ngọ Duy Hiểu, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là rất quan tâm đến người lao động, coi đây là đối tượng được thụ hưởng đầu tiên những thành quả do chính họ làm nên và những thành tựu kinh tế - xã hội.

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW, từ năm 2021 trở đi, mục tiêu của chúng ta đặt ra là tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Như vậy, lương của cán bộ công chức, viên chức và lương của khu vực doanh nghiệp sẽ tiếp cận nhau. “Đây là một trong những căn cứ cần nghiên cứu để điều chỉnh giảm thời gian làm việc từ 48 giờ/tuần xuống còn 44 giờ/tuần", đại biểu Ngọ Duy Hiểu nói.

bo truong dao ngoc dung giam thoi gian lam viec thi tang truong kinh te se giam
Đại biểu Ngọ Duy Hiểu đề nghị cần nghiên cứu để điều chỉnh giảm thời gian làm việc từ 48 giờ/tuần xuống còn 44 giờ/tuần.

Hiện nay, Việt Nam là 1 trong 46 quốc gia đang thực hiện chế độ làm việc 48 giờ/tuần, nhưng theo đánh giá về thu nhập trên đầu người thì nước ta đã trên 66 quốc gia, theo công bố của Quỹ tiền tệ quốc tế vào năm 2018. Ngay cả Myanmar là quốc gia có thu nhập trên đầu người thấp hơn Việt Nam, họ cũng đã thực hiện chế độ làm việc dưới 44 giờ/tuần.

"Chúng tôi trên tinh thần rất chia sẻ là doanh nghiệp có lợi nhuận, có phát triển thì người lao động mới có việc làm tốt. Đất nước phát triển thì người lao động mới cải thiện đời sống. Chúng tôi đề xuất phương án: Thứ nhất là thực hiện chế độ làm việc 44giờ/tuần và có thể tăng giờ làm thêm. Thứ hai, thực hiện chế độ làm việc 44 giờ/ tuần và có thể tăng giờ làm thêm lên 100 giờ. Thời gian giảm giờ làm việc thì có thể thực hiện theo lộ trình là 1-2 năm nữa mới giảm", ông Ngọ Duy Hiểu chia sẻ.

Thay mặt cơ quan soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Lao đông, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, cơ quan soạn thảo sẽ nghiên cứu và tiếp thu tối đa ý kiến xác đáng các đại biểu. Đây là dự thảo được cả xã hội, nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Tổ chức Lao động quốc tế đã có bình luận về dự thảo, cho rằng đã phù hợp cơ bản với các nguyên tắc của ILO, phù hợp với nguyên tắc cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng giảm giờ làm việc bình thường là vấn đề lớn, có tác động lớn đến tất cả các chủ thể liên quan như người lao động, doanh nghiệp, nhà nước, có tác động lớn đến tăng trưởng, ngân sách, đến nền kinh tế.. vì vậy cần được nghiên cứu, đánh giá và lượng hóa rất cụ thể, thận trọng.

Hiện nay giờ làm việc là tuần làm việc 48 giờ/tuần, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng tuần làm việc 40 giờ. Theo thống kê, có 89,6% doanh nghiệp đang thực hiện 48 giờ; 3,6% doanh nghiệp thực hiện 44 giờ; 6,8% doanh nghiệp thực hiện 40 giờ. Trong khối ASEAN có 8 nước làm 48 giờ như Việt Nam, chỉ có Singapore và Indonesia có số giờ làm việc thấp hơn. Đáng chú ý, thu nhập bình quân đầu người của Singapore năm 2018 là 65.000 USD/người/năm, gấp 12 lần Việt Nam. Thực tế, nước càng giàu thì thời gian lao động càng ít, người càng nghèo thì thời gian lao động càng tăng lên. Còn Indonesia với dân số 270 triệu dân, 6% người thất nghiệp, họ giảm giờ làm là để chia sẻ việc làm cho nhiều người, tránh tỷ lệ thất nghiệp cao nhất.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, với vấn đề giảm giờ làm từ 48 giờ xuống 44 giờ/tuần thì dù Chính phủ chưa trình, nhưng qua ý kiến của đại biểu Quốc hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xxa hội đã tính toán: nếu giảm xuống 44 giờ thì tổng thời gian giảm đi sẽ là 208 giờ (trong khi Chính phủ đang xin Quốc hội cho tăng giờ làm thêm); tổng chi phí lao động tăng lên 10%; tổng giá trị xuất khẩu giảm khoảng 20 tỷ USD/năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ giảm 0,5%. Việt Nam là quốc gia đang nỗ lực lớn để không rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp, nếu muốn thế phải phải phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 7%/năm.

“Đứng về góc độ kinh tế, đây là vấn đề rất lớn, rất hệ trọng với quốc gia, cần nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Vì vậy, đề nghị Quốc hội giao Chính phủ nghiên cứu để tính toán giảm giờ làm việc ở thời điểm thích hợp”, ông Đào Ngọc Dung nói.

Tuổi trẻ Thủ đô
Phiên bản di động