Bộ tiêu chí nông thôn mới và những mặt trái

Bộ tiêu chí nông thôn mới là cơ sở phân cấp, trao quyền và giao trách nhiệm cụ thể cho từng Bộ, ngành phụ trách từng nhóm tiêu chí, tạo ra cơ chế ràng buộc và hợp tác chủ động giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, tùy từng điều kiện kinh tế - xã hội và địa phương khác nhau, nên bộ tiêu chí vẫn còn những mặt trái.    
Góp sức trẻ xây dựng nông thôn mới Huyện Ba Vì phấn đấu thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới Quảng Nam: Tổ chức thi “Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu” Xây dựng nông thôn mới không được huy động quá sức dân Quảng Xương chính thức thành huyện nông thôn mới của xứ Thanh
bo tieu chi nong thon moi va nhung mat trai
Thôn An Phước, xã Bình An, huyện Thăng Bình (Quảng Nam) xây dựng nông thôn mới (ảnh: Thanh Thủy)

Tiêu chí chưa cân bằng và thiếu tính bền vững

Trên cơ sở áp dụng khung sinh kế bền vững của UNDP để phân tích và lồng ghép với bộ tiêu chuẩn nông thôn mới (NTM) cho thấy, 19 tiêu chí hiện nay chia và sắp xếp thành 5 nguồn lực sinh kế.

Các tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn NTM hiện nay tập trung chủ yếu vào nguồn lực vật chất (9 tiêu chí), nguồn lực xã hội (8 tiêu chí), nguồn lực con người (4 tiêu chí) và nguồn lực tài chính (1 tiêu chí).

Riêng nguồn lực tự nhiên, bộ tiêu chuẩn không xác định rõ được tiêu chí nào mà chỉ có 1 nội dung nhỏ trong tiêu chí 17. Do đó, bộ tiêu chí NTM còn thiếu tính cân bằng và tính bền vững so với khung nguồn lực sinh kế bền vững của UNDP.

Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM hiện được phân theo 7 vùng sinh thái, trong khi đó ngay trong nội vùng, nội tỉnh cũng có sự khác biệt rất lớn về điều kiện xã hội, tự nhiên giữa các địa phương ở khu vực miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển và hải đảo; hoặc có sự khác biệt về điều kiện kinh tế - xã hội như vùng ven đô, khu công nghiệp, gần đường giao thông, vùng dân tộc thiểu số, khu vực làng nghề, vùng thuần nông, vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, vùng nuôi trồng thủy sản, vùng đánh bắt thủy sản …

bo tieu chi nong thon moi va nhung mat trai
Ảnh: Đào Võ

Bộ tiêu chí như hiện nay cũng chưa phản ánh được đầy đủ những vấn đề cần quan tâm ở nông thôn, chưa trở thành thước đo đánh giá thực trạng phát triển nông thôn.

Có những tiêu chí dễ hoàn thành như tiêu chí lao động có việc làm thường xuyên, tuy nhiên mức thu nhập của người lao động không hoàn toàn tỷ lệ thuận với việc có việc làm thường xuyên (như người sản xuất rau màu với người đánh bắt hải sản).

Có những tiêu chí khó hoàn thành như tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, môi trường và an toàn thực phẩm ở khu vực dân tộc miền núi; tiêu chí hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật ở các xã người dân tộc ở miền núi.

Do đó, bộ tiêu chí gần như chỉ là công cụ đánh giá kết quả thực hiện NTM của từng địa phương, chứ chưa đánh giá hết thực trạng phát triển toàn diện ở khu vực nông thôn.

bo tieu chi nong thon moi va nhung mat trai
Kéo dây cấp điện đến gần nhà dân, giảm bán kính cấp điện cho khu vực (ảnh Hồ Quân)

Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, và năm 2019 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BKHĐT ngày 22/01/2019 về bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam.

Trong đó, một số nội dung về biến đổi khí hậu, an toàn thực phẩm, dinh dưỡng, bình đẳng giới… đã được lồng ghép vào Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2016 – 2020. Tuy nhiên, còn nhiều nội dung liên quan đến các cam kết của Việt Nam về thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững chưa được tích hợp như bất bình đẳng trong xã hội, bình đẳng giới, đảm bảo mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững…, nên đã tạo ra độ lệch trong khen thưởng, động viên, vì chỉ những địa phương có xuất phát điểm thuận lợi, hoàn thành tiêu chí NTM mới được ghi nhận, khen thưởng, các xã có xuất phát điểm thấp, kể cả có kết quả thực hiện tốt và có bước tiến dài nhưng chưa về đích thì chưa được động viên, khen thưởng.

bo tieu chi nong thon moi va nhung mat trai

Vườn cây khu NTM kiểu mẫu tại thôn An Phước, Thăng Bình, Quảng Nam (ảnh: TT)

Ngoài ra, do sức ép thành tích, một số địa phương “chạy đua” nâng số tiêu chí đạt chuẩn, “chín ép”, khiến kết quả còn hình thức (ví dụ thành lập HTX để đạt tiêu chí), thiếu bền vững, phát sinh nợ đọng, công tác rà soát, thẩm tra, thẩm định, xét công nhận đạt chuẩn chưa đảm bảo đúng thực chất (ví dụ: có điện, đạt tiêu chí về điện nhưng chất lượng điện cho sản xuất không đáp ứng yêu cầu; có nhà văn hóa rất to nhưng ít khi hoạt động; có hệ thống loa phát thanh, đạt tiêu chí thông tin và truyền thông, nhưng chỉ sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp…).

Ngoài ra, một số địa phương khu vực miền núi đang được hưởng các chính sách hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, có nguồn kinh phí trợ cấp cho người dân và phụ cấp cho cán bộ địa phương, nên mặc dù đã đạt chuẩn NTM nhưng chính quyền địa phương không đăng ký.

Xã khó khăn không theo kịp tiêu chí

Thực tế hiện nay, các địa phương thường tập trung đầu tư cho những xã có điều kiện thuận lợi để “về đích” trước, cơ chế “nâng đầu đỡ cuối” chưa thỏa đáng, khiến những địa bàn khó khăn chưa được quan tâm đúng mức.

Tuy ngân sách phân bổ cho các xã khó khăn có hệ số cao gấp 4 đến 5 lần so với các xã khác, nhưng không đủ để hoàn thành tiêu chí cấp xã, do cách tiếp cận chưa phù hợp đối với khu vực khó khăn, cả về chủ trương xây dựng NTM cấp thôn, bản và ưu tiên nguồn lực.

bo tieu chi nong thon moi va nhung mat trai
Xây dựng NTM ở huyện miền núi Nam Trà My, Quảng Nam (ảnh:Phương Thuận)

Đồng thời, đối với những xã khó khăn cần quan tâm đến các tiêu chí liên quan đến vấn đề an sinh xã hội trước các tiêu chí về cơ sở hạ tầng.

Đối với tiêu chí về đường giao thông chưa phù hợp với bối cảnh tự nhiên, do địa hình phức tạp trải dài trên địa bàn rộng, nên kinh phí đầu tư đòi hỏi lớn, khiến người dân và chính quyền địa phương gặp nhiều khó khăn trong thực hiện Tiêu chí 2.

Hiện nay, mức phân cấp, trao quyền cho cấp tỉnh đối với một số tiêu chí NTM (13/49 chỉ tiêu thuộc 6/19 tiêu chí cấp xã) đã phát huy tác động tích cực, tạo sự chủ động, linh hoạt cho các địa phương. Tuy nhiên thực tiễn khảo sát của Văn phòng Điều phối NTM Trung ương cho thấy, Bộ tiêu chí cần tăng độ mở và tính mềm để tạo thêm động lực phấn đấu về đích cho những địa bàn khó khăn.

Cụ thể, tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa, cần phải phù hợp với văn hóa bản địa của từng dân tộc, tiêu chí về bảo vệ môi trường cần cụ thể hóa cho từng khu vực như: khu vực chăn nuôi, khu vực ven biển, khu vực rừng cần bảo vệ …

N.Dương
Phiên bản di động