Biến đổi khí hậu tạo ra các loại virus mới đe doạ cuộc sống của con người

Biến đổi khí hậu sẽ khiến các loài động vật hướng đến những khu vực mát mẻ hơn, nơi lần đầu tiên chúng gặp các loài khác. Từ đó sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ xuất hiện các loại virus mới có khả năng lây nhiễm sang người, đe dọa làm bùng phát dịch bệnh.
Những kinh nghiệm quý giúp ngăn chặn làn sóng dịch Tải lượng virus của biến thể Delta cao gấp 300 lần chủng gốc Cảnh giác trước những "lời đồn" về cách diệt virus SARS-CoV-2, lừa đảo tiêm chủng ngừa Covid-19

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, hiện có ít nhất 10.000 loại virus có khả năng xâm nhập vào con người đang “lưu hành âm thầm” giữa các loài động vật có vú hoang dã. Chủ yếu chúng sống ở sâu trong các khu rừng nhiệt đới.

Tuy nhiên khi nhiệt độ tăng cao buộc những động vật có vú đó phải rời bỏ môi trường sống bản địa của chúng. Từ đó, chúng sẽ lần đầu gặp và tiếp xúc với các loài động vật khác và có khả năng đến năm 2070 sản sinh ra ít nhất 15.000 virus.

Biến đổi khí hậu tạo ra các loại virus mới đe doạ cuộc sống của con người (Ảnh: AFP)
Biến đổi khí hậu tạo ra các loại virus mới đe doạ cuộc sống của con người (Ảnh: AFP)

Các nhà nghiên cứu cho biết, quá trình này có thể đã bắt đầu và tiếp tục ngay cả khi thế giới hành động nhanh chóng để giảm lượng khí thải carbon và gây ra mối đe dọa lớn cho cả động vật và con người.

“Chúng tôi đã chứng minh một cơ chế mới và có khả năng tàn phá đối với sự xuất hiện của dịch bệnh có thể đe dọa sức khỏe của quần thể động vật trong tương lai, điều này rất có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng ta”, Gregory Albery, nhà sinh thái học thuộc đại học Georgetown và là đồng tác giả nghiên cứu nói.

Nghiên cứu kéo dài 5 năm và đã xem xét 3.139 loài động vật có vú với mô hình nghiên cứu xem xét quá trình di cư của các loài động vật thay đổi như thế nào do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, cùng với phân tích quá trình lây nhiễm virus sẽ chịu tác động ra sao.

Họ phát hiện ra rằng những cuộc tiếp xúc lần đầu giữa các loài động vật có vú khác nhau sẽ khiến một số loại virus có khả năng lây lan nhanh chóng.

Sự nóng lên toàn cầu cũng sẽ khiến những cuộc tiếp xúc đầu tiên đó diễn ra ở những khu vực đông dân cư hơn khiến con người có thể dễ phải chịu tổn thương.

Nghiên cứu chỉ ra những địa điểm "nóng" tiềm ẩn nhiều nguy cơ là Sahel, cao nguyên Ethiopia, Thung lũng Rift, Ấn Độ, miền Đông Trung Quốc, Indonesia, Philippines và một số khu vực đông dân cư ở Châu Âu.

Có một số ý kiến cho rằng nguyên nhân gây ra đại dịch COVID-19 là bắt đầu từ loài dơi. Là loài động vật có vú duy nhất có thể bay, dơi có thể di chuyển khoảng cách xa hơn so với những người anh em sống trên cạn của chúng và có thể tạo ra sự lây nhiễm dịch bệnh khi chúng di chuyển.

Do đó, nhóm nghiên cứu cho rằng giới khoa học cần đưa vào thực hiện các biệt pháp để xây dựng cơ sở hạ tầng y tế có khả năng bảo vệ động vật và con người phòng dịch bệnh mới bùng phát và lây lan.

Ngoài ra, giới khoa học cần mở rộng nghiên cứu nguy cơ dịch bệnh tiềm ẩn từ các loài vật khác, bên cạnh động vật có vú.

Trái đất nóng lên có thể làm tan các lớp băng vĩnh cửu chứa các mầm bệnh từ thời cổ đại (Ảnh: Vox)
Trái đất nóng lên có thể làm tan các lớp băng vĩnh cửu chứa các mầm bệnh từ thời cổ đại (Ảnh: Vox)

Trước đó có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng biến đổi khí hậu có thể hồi sinh các mầm bệnh nguy hiểm. Tình trạng biến đổi khí hậu, vốn làm gia tăng nhiệt độ Trái đất, đang ngày càng nổi lên là nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm, hoặc bằng cách mở rộng phạm vi hoành hành của muỗi mang mầm bệnh sốt rét và sốt xuất huyết, hoặc làm tan các lớp băng vĩnh cửu ở vùng Siberia (Nga) chứa các mầm bệnh từ thời cổ đại.

Các lớp băng vĩnh cửu, được ví như quả bom hẹn giờ biến đổi khí hậu trải khắp Nga, Canada và bang Alaska (Mỹ) chứa lượng carbon cao gấp 3 lần lượng khí thải ra kể từ thời kỳ công nghiệp hóa.

Ông Vladimir Romanovsky, Giáo sư Địa vật lý tại Đại học Alaska (Mỹ), cho rằng các vi sinh vật có thể tồn tại trong các lớp băng trong một thời gian dài. Khi băng tan, các vi sinh vật bị "nhốt" trong hàng thiên niên kỷ sẽ theo dòng nước lên bề mặt. Đã có nhiều trường hợp những con bọ cổ đại, vốn bị đông cứng lâu ngày, nay bỗng nhiên xuất hiện trở lại.

Trong khi đó, ông Jean-Michel Claverie, Giáo sư danh dự chuyên ngành Gene tại Trường Y thuộc Đại học Aix-Marseille (Pháp) cho biết virus hoạt động tương tự như một hạt giống. Tức là khi gieo một hạt giống vào lớp đất đã bị đóng băng hàng nghìn năm, hạt giống không thể nảy mầm.

Tuy nhiên, khi nhiệt độ Trái đất ấm lên, hạt giống hoàn toàn có thể nảy mầm và phát triển, hình thành cây con. Trước đó, phòng thí nghiệm của Giáo sư Claverie đã “hồi sinh” thành công virus Siberia có tuổi đời ít nhất 3.000 năm. Theo ông, trong lịch sử, người Neanderthals (một loài trong chi Người đã tuyệt chủng) cùng với voi ma mút, tê giác lông cừu đều mắc bệnh và một số loại virus gây bệnh có lẽ vẫn tồn tại trong lòng đất.

Tuệ Uyên
Phiên bản di động