Báo chí giải pháp: Tạo ra những câu chuyện tích cực, mang tính xây dựng

Chiều 21/9, Diễn đàn Tổng Biên tập 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn ra tại tỉnh Bình Thuận. Đây là diễn đàn thường niên, do báo Nhà báo và Công luận tổ chức.
Trao giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” lần thứ Hai Đổi mới đào tạo nhân lực ngành Xuất bản để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số 119 tác phẩm lọt Chung khảo Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch”

Tham dự và chủ trì diễn đàn có các lãnh đạo: Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; ông Nguyễn Hoài Anh, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận; ông Nguyễn Đức Lợi, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông...

Về phía Ban Tổ chức có: Ông Lê Trần Nguyên Huy - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Quyền Tổng Biên tập Báo Nhà báo và Công luận, Trưởng Ban Tổ chức; bà Trần Lan Anh - Phó Tổng Biên tập Báo Nhà báo và Công luận, Phó Trưởng Ban Tổ chức.

Cùng tham dự Diễn đàn còn có hơn 100 Tổng biên tập các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, lãnh đạo các cơ quan chỉ đạo báo chí, quản lý báo chí.

Trước khi diễn ra Chương trình, các đại biểu tham dự đã quyên góp cho “Quỹ ước mơ xanh” hướng về đồng bào 26 tỉnh miền Bắc chịu thiệt hại do bão lũ.

Báo chí giải pháp: Cơ hội và thách thức của báo chí truyền thống
Trước khi diễn ra Chương trình, các đại biểu tham dự đã quyên góp cho “Quỹ ước mơ xanh” hướng về đồng bào 26 tỉnh miền Bắc chịu thiệt hại do bão lũ.

Báo chí giải pháp - hướng đi mới

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Lê Trần Nguyên Huy, Quyền Tổng Biên tập báo Nhà báo và Công luận cho biết: Được khởi đầu từ năm 2019, đến nay Diễn đàn Tổng Biên tập đã bước sang mùa thứ 6, là nơi lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí… gặp gỡ, chia sẻ về những vấn đề đang là mối quan tâm hàng đầu của các toà soạn, cùng thảo luận, đề xuất các giải pháp giúp các cơ quan báo chí vượt qua thách thức để hoạt động hiệu quả hơn.

Theo ông Lê Trần Nguyên Huy, th‏‏ự‏‏c t‏‏ế đờ‏‏i s‏‏ố‏‏ng b‏‏á‏‏o ch‏‏í ‏‏th‏‏ờ‏‏i gian qua ‏‏đã ‏‏cho th‏‏ấ‏‏y b‏‏á‏‏o ch‏‏í ‏‏truy‏‏ề‏‏n th‏‏ố‏‏ng kh‏‏ô‏‏ng n‏‏ê‏‏n v‏‏à ‏‏kh‏‏ô‏‏ng th‏‏ể ‏‏c‏‏ạ‏‏nh tranh v‏‏ớ‏‏i m‏‏ạ‏‏ng x‏‏ã ‏‏h‏‏ộ‏‏i v‏‏ề ‏‏t‏‏ố‏‏c ‏‏độ đư‏‏a tin. V‏‏ì ‏‏th‏‏ế‏, để ‏‏b‏‏ả‏‏o ‏‏đả‏‏m s‏‏ự ‏‏t‏‏ồ‏‏n t‏‏ạ‏‏i, ki‏‏ế‏‏n t‏‏ạ‏‏o ngu‏‏ồ‏‏n thu v‏‏à ‏‏gi‏‏ữ ‏‏ch‏‏â‏‏n ‏‏đượ‏‏c ‏‏độ‏‏c gi‏‏ả‏‏, b‏‏á‏‏o ch‏‏í ‏‏truy‏‏ề‏‏n th‏‏ố‏‏ng bu‏‏ộ‏‏c ph‏‏ả‏‏i t‏‏ì‏‏m nh‏‏ữ‏‏ng h‏‏ướ‏‏ng ‏‏đ‏‏i m‏‏ớ‏‏i.

“Vớ‏‏i b‏‏á‏‏o ch‏‏í ‏‏c‏‏á‏‏ch m‏‏ạ‏‏ng Vi‏‏ệ‏‏t Nam, h‏‏ướ‏‏ng ‏‏đ‏‏i ‏‏đó ‏‏c‏‏ò‏‏n l‏‏à ‏‏vi‏‏ệ‏‏c l‏‏à‏‏m th‏‏ế ‏‏n‏‏à‏‏o ‏‏để ‏‏c‏‏á‏‏c c‏‏ơ ‏‏quan b‏‏á‏‏o ch‏‏í ‏‏ti‏‏ế‏‏p kh‏‏ẳ‏‏ng ‏‏đị‏‏nh ‏‏đượ‏‏c d‏‏ò‏‏ng th‏‏ô‏‏ng tin ch‏‏ủ ‏‏l‏‏ư‏‏u, ‏‏đị‏‏nh h‏‏ướ‏‏ng, d‏‏ẫ‏‏n d‏‏ắ‏‏t d‏‏ư ‏‏lu‏‏ậ‏‏n v‏‏à đó‏‏ng g‏‏ó‏‏p ‏‏đượ‏‏c v‏‏à‏‏o s‏‏ự ‏‏ph‏‏á‏‏t tri‏‏ể‏‏n kinh t‏‏ế‏‏ - x‏‏ã ‏‏h‏‏ộ‏‏i c‏‏ủ‏‏a ‏‏đấ‏‏t n‏‏ướ‏‏c, kh‏‏ô‏‏ng ch‏‏ỉ để ‏‏gi‏‏ữ ‏‏ch‏‏â‏‏n ‏‏độ‏‏c gi‏‏ả ‏‏m‏‏à ‏‏c‏‏ò‏‏n ‏‏để ‏‏c‏‏ủ‏‏ng c‏‏ố ‏‏ni‏‏ề‏‏m tin c‏‏ủ‏‏a c‏‏ô‏‏ng ch‏‏ú‏‏ng v‏‏à‏‏o b‏‏á‏‏o ch‏‏í‏”, Quyền Tổng Biên tập báo Nhà báo và Công luận nhấn mạnh.

Diễn đàn “Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?” gồm 2 phiên thảo luận: Phiên thứ nhất “Báo chí giải pháp- Xu hướng và tiềm năng”; Phiên thứ hai “Triển khai báo chí giải pháp: Cách thức, mô hình nào hiệu quả?”.

Báo chí giải pháp: Cơ hội và thách thức của báo chí truyền thống
Diễn đàn Tổng Biên tập 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống” diễn ra tại Bình Thuận chiều 21/9.

Tham gia thảo luận tại Diễn đàn, bà Nguyễn Thị Hồng Nga - Tổng Biên tập báo Giao thông nhắc đến câu chuyện mới đây khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện sao kê các khoản ủng hộ cho đồng bào thiệt hại do bão số 3; Đã có rất nhiều ý kiến cho rằng cần công khai về cả khoản chi nữa.

Từ câu chuyện đó, Tổng Biên tập báo Giao thông cho rằng, báo chí giải pháp không chỉ là đưa tin đơn thuần, cần có những kiến nghị, giải pháp cụ thể, phải làm gì để nguồn thu được chi thoả đáng và những người được chi nhận được đúng nhất nhu cầu mà họ cần. "Ý kiến, giải pháp được báo chí đưa ra lại tiếp tục cần được báo chí phản biện để cho ra các tác phẩm thực sự mang lại giải pháp cho xã hội và được thực thi một cách đúng đắn", bà Nga nói.

Tổng Biên tập báo Giao thông cũng cho biết, lâu nay, các tòa soạn không thể đăng bài báo nào mà không có giải pháp, song để làm được một bài báo có giải pháp hay còn gọi là các tác phẩm báo chí chất lượng cao thì cần rất nhiều nguồn lực, trong đó, vấn đề kinh phí để thực hiện những tác phẩm đó là vô cùng quan trọng.

Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh, công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ chiếm mất vị trí trung gian của báo chí. Rõ ràng, báo chí có nguy cơ mất đi cầu nối thông tin của độc giả. Với sự phát triển của công nghệ, nếu báo chí đứng yên sẽ bị sự phát triển của mạng xã hội lấn áp.

Báo chí giải pháp: Cơ hội và thách thức của báo chí truyền thống
Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ tại Diễn đàn

Theo ông Lê Quốc Minh, một hướng đi đang hiện rõ cho ngành báo là báo chí xây dựng, báo chí giải pháp. Theo đó, các cơ quan báo chí trong khi đưa tin cũng đề xuất các giải pháp hoặc luận giải kỹ lưỡng để độc giả cảm thấy được trao quyền và mang lại hy vọng. Hiệu quả của báo chí xây dựng sẽ ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng của người dùng; trao quyền cho độc giả bằng cách thúc đẩy niềm tin vào năng lực bản thân; không bị coi là báo chí chất lượng thấp; thúc đẩy mọi người có hành động có ích cho xã hội; gia tăng tương tác với cơ quan báo chí, tác giả bài báo và chủ đề; tăng số “likes” dù có thể không thúc đẩy chia sẻ hoặc bình luận; có thể thu hút và tăng nguồn thu quảng cáo, vì thu hút sự chú ý nhiều hơn của độc giả.

Cần quan tâm nguồn nhân lực

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nêu rõ, một trong những vấn đề được nêu tại Diễn đàn chính là báo chí phải mang lại giải pháp cho xã hội, qua đó nhìn thấy giải pháp cho mình.

Theo ông Nguyễn Thanh Lâm, báo chí cần hoàn toàn thay đổi cách tiếp cận để biến những thách thức, khó khăn thành cơ hội. Để phát triển báo chí, đặc biệt là báo chí giải pháp, ông Nguyễn Thanh Lâm cho rằng cần quan tâm nhất là vấn đề đào tạo nguồn nhân lực. "Chúng ta cần tìm giải pháp cho chính mình trước khi tìm giải pháp cho người khác", ông Lâm nêu rõ và cho rằng tầm nhìn của các cơ quan báo chí cũng rất quan trọng.

Báo chí giải pháp: Cơ hội và thách thức của báo chí truyền thống
Ông Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

Trong khi đó, Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ, Tổng Biên tập báo Quân đội Nhân dân cho biết, báo chí thông tin là lý do tồn tại của báo chí, còn báo chí giải pháp là trách nhiệm chính trị, trách nhiệm xã hội của báo chí. Báo chí thông tin và báo chí giải pháp tuy hai mà một, phải đan xen, hoà quyện với nhau.

Cũng theo Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ, báo chí giải pháp trên phạm vi cả toà soạn, trong phạm vi một tuyến bài và ngay trong một bài. "Ví dụ như khi chúng ta triển khai một tuyến 4-5 bài, thì hai bài cuối cùng bao giờ cũng là giải pháp. Nhưng chúng ta phải cân nhắc tỉ lệ giữa giải pháp và thông tin", ông Bộ lấy ví dụ và nhấn mạnh báo chí tồn tại được vẫn là nhờ vào cung cấp thông tin, tiếp theo đó thông tin phải có trách nhiệm, có tính Đảng, tính Nhân dân, thế thì phải có giải pháp, tránh việc nói “suông”.

Báo chí giải pháp: Cơ hội và thách thức của báo chí truyền thống
Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ, Tổng Biên tập báo Quân đội Nhân dân phát biểu

Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ cũng nói thêm, như cơn bão số 3 vừa rồi, báo Quân đội Nhân dân vẫn triển khai báo chí giải pháp khi cử cùng lúc 4 phóng viên đi 4 hướng, thông tin bao trùm trên mặt báo là khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão số 3. "Làm thế nào để báo chí giải pháp phát huy thế mạnh, xu thế của mình? Tiền, nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ là vấn đề mấu chốt? Nếu chỉ hời hợt thì không thể làm được báo chí giải pháp. Để pháp triển báo chí giải pháp, rất cần có những cơ chế cho các cơ quan báo chí", ông Bộ nhấn mạnh.

Sự thay đổi đồng bộ

Chia sẻ về báo chí giải pháp trong phát triển bền vững báo Tuổi trẻ Thủ đô những năm vừa qua, đồng chí Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô cho biết: Trong bối cảnh hiện đại, báo chí giải pháp đã chứng minh được hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức, khuyến khích hành động và tạo ra tác động tích cực. Tại báo Tuổi trẻ Thủ đô, một trong những cơ quan báo chí của thành phố Hà Nội, Ban Biên tập báo đã nhận thức để phát triển bền vững thì tự thân tờ báo phải có sự thay đổi mạnh mẽ, trong đó vấn đề áp dụng mô hình báo chí giải pháp đã được Ban Biên tập quán triệt đến từ phòng ban và toàn thể cán bộ phóng viên.

Báo chí giải pháp: Cơ hội và thách thức của báo chí truyền thống
Nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng (giữa) - Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô cùng các đại biểu tham dự Diễn đàn

“Việc áp dụng báo chí giải pháp tại báo Tuổi trẻ Thủ đô không chỉ giúp nâng cao nhận thức về kinh tế số mà còn tạo động lực cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, tăng cường sự hiểu biết, hợp tác giữa các bên liên quan. Để triển khai mô hình này hiệu quả, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã và đang xây dựng chiến lược nội dung cụ thể, đầu tư vào đào tạo nhân lực, công nghệ, tạo mối quan hệ với các đối tác, chuyên gia đồng thời theo dõi đánh giá kết quả. Với sự hỗ trợ từ các cấp lãnh đạo và cam kết của đội ngũ các bộ, phóng viên, báo Tuổi trẻ Thủ đô có thể đóng góp tích cực vào sự phát triển của kinh tế số, tạo ra những thay đổi tích cực trong xã hội”, đồng chí Nguyễn Mạnh Hưng nhấn mạnh.

Nhấn mạnh quan điểm của mình, ông Lê Quốc Minh - Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập báo Nhân dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, có một thực tế là khi công chúng bị choáng ngợp trước cơn bão thông tin thì họ lại cần đến các cơ quan báo chí. Giữa những tin tức thật giả lẫn lộn, người dùng không đủ sức để xử lý, họ cần cơ quan báo chí để chọn lọc cho họ.

“Thứ làm báo chí khác biệt là những thứ sâu sắc. Còn nếu tiếp tục chạy đua về nhanh, về nhiều thì không thể thắng. Vì thế tôi muốn các cơ quan báo chí, không phải tất cả phải dành nguồn lực cho báo chí chuyên sâu. Tuy nhiên, hãy tạo ra những câu chuyện tích cực, mang tính xây dựng và giải pháp, tạo thế cân bằng, đa chiều trong tin tức để thấy được sự khác biệt của báo chí" - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh.

Thái Sơn
Phiên bản di động