Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng
Chú trọng phát triển các đô thị hai bên bờ sông Hồng Nước lũ sông Hồng tại Hà Nội đạt đỉnh, trong 12-24 giờ tới sẽ rút dần |
Đã có công cụ pháp lý
Hà Nội đang tập trung thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW 2021, Nghị quyết 15-NQ/TW 2022 của Bộ Chính trị - Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, chủ trương, chính sách, quyết định của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; nhiều Nghị quyết của Thành ủy, chương trình hành động của UBND thành phố, cho công cuộc phát triển quy hoạch - kiến trúc xứng đáng tầm vóc Thủ đô của đất nước.
Đặc biệt, Nghị quyết 15-NQ/TW 2022 của Bộ Chính trị nhấn mạnh việc coi nguồn lực văn hóa là nguồn lực mới để phát triển Thủ đô. Bên cạnh đó, Nghị quyết 12 của Chính phủ để hiện thực hóa 15-NQ/TW 2022 có đưa ra vấn đề giao cho Hà Nội xây dựng không gian sáng tạo bên bờ sông Hồng.
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/Ttg ngày 26/07/2011 cũng định sông Hồng là trục không gian cảnh quan chủ đạo của Thủ đô.
Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đã có quy định tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng và sông Đuống phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô. TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch.
Để bắt tay vào triển khai, 4 quận: Hoàn Kiếm, Long Biên, Ba Đình, Tây Hồ, đã tổ chức Cuộc thi tuyển “Ý tưởng quy hoạch Công viên văn hóa đa chức năng tại Khu vực Bãi Giữa và bãi ven sông Hồng”. nhằm tìm kiếm ý tưởng thiết kế sáng tạo độc đáo, khai thác hiệu quả quỹ đất khu vực bãi nổi giữa và bãi bồi ven sông Hồng thuộc địa bàn thành công viên văn hóa xứng tầm tại khu vực.
Các đại biểu bấm nút thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) |
Nhiều vấn đề đặt ra
Hiện nay, các quận có diện tích liên quan đến dọc sông Hồng như Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Ba Đình, Long Biên, cũng đồng quan điểm là không phát triển đô thị tại bãi Giữa sông Hồng mà đi vào khai thác mặt nước, cảnh quan, không gian dành cho cộng đồng; khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, đặc biệt là bề dày dọc sông Hồng gắn với giao thông đường thủy của ông cha trước đâ
Ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm bày tỏ quan điểm: “Chúng tôi xác định đây là cơ hội để phát huy lợi thế cảnh quanh mặt nước, tăng khả năng tiếp cận của sông Hồng với khu vực nội đô, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân tại khu vực có mật độ dân cao, thiếu không gian công cộng” – ông Long nói.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND quận Long Biên cho biết, khu vực Bãi Nổi, Bãi Giữa sông Hồng là khu vực cần giải quyết nhiều vấn đề về hạ tầng kỹ thuật, giải phóng mặt bằng. Vì thế, cần được xử lý theo giai đoạn và theo thứ tự ưu tiên, trước hết là hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung (vật liệu đảm bảo bền vững trong môi trường nước), tiếp đó là hệ thống giao thông tiếp cận đường bộ, đường thủy kết nối đa phương thức gắn với các giải pháp đảm bảo an toàn thoát lũ, thích ứng với điều kiện thủy văn.
Nhóm tác giả đoạt giải Nhì trong cuộc thi “Ý tưởng quy hoạch Công viên văn hóa đa chức năng tại Khu vực bãi nổi Giữa và bãi ven sông Hồng”. Phương án Công viên Quai Vạc Xanh của Liên danh Green Lungs Hanoi nêu ý tưởng về công trình Cầu Trung Tâm, đúng với tên gọi của nó giúp kết nối hai bên bờ lại với nhau, từ đô thị, đến với thiên nhiên, kết nối con người với không gian cây xanh. |
"Cần phải chú trọng đến giao thông phải kết nối đường thủy và đường bộ; hạn chế tối đa bê tông hóa đối với khu vực Bãi Giữa. Đặc biệt, phải giữ và khai thác được cầu Long Biên. Điều này đặt trách nhiệm cao cho Bộ Giao thông Vận tải và Tổng cục Đường bộ. Cần xác định cầu Long Biên là một thông số quan trọng và tất yếu, có vị trí xứng đáng trong bất kỳ quy hoạch nào" - ông Hà nhấn mạnh một lần nữa.
Trong khi đó, TS. KTS Nguyễn Hoàng Minh, nhắc đến không gian bãi giữa sông Hồng, không thể quên một di sản đô thị của Hà Nội đó là cầu Long Biên, một công trình đặc biệt, kết cấu thép đặc biệt và một kết nối có giá trị đặc biệt qua sông Hồng, kết nối với không gian xanh Bãi Giữa sông Hồng. Hai yếu tố này là hai thành phần cấu trúc không chỉ là điểm nhấn cảnh quan mà còn là sự kết nối văn hóa, lịch sử, là nhân chứng lẫn nhau về sự biến đổi qua thời gian. Bởi thế, tương lai của Công viên văn hóa Bãi Giữa sông Hồng gắn với tương lai của cầu Long Biên. Hai cấu trúc này không thể và không nên tách rời bởi dấu ấn của thời gian, lịch sử của thủ đô Hà Nội.
Bãi Giữa sông Hồng |
KTS Nguyễn Văn Tuyên (Đại học Xây dựng) chia sẻ: "Tiếp cận về lý thuyết hành lang xanh, tôi cho rằng phát triển Bãi Giữa sông Hồng là một tầm nhìn của Thủ đô. Tuy vậy, khó khăn hiện tại là chúng ta muốn thiết lập không gian cố định trong hành lang thoát lũ và việc kiểm soát hoạt động xây dựng trái phép, đổ rác thải và phế liệu xây dựng. Nhưng đây là cơ hội để phát triển mô hình sinh thái trên cơ sở tiềm năng tự nhiên và tiếp nối tinh thần danh hiệu Thành phố Sáng tạo".
Ông Tuyên cũng đưa ra 5 mô hình phát triển Bãi Giữa. Đó là mô hình: Công viên chuyên đề, sinh thái; Công viên chuyên đề khoa học công nghệ phát huy vị thế của 4 quận lịch sử; Công viên nông nghiệp quốc gia để phát huy quỹ đất, hình thành khu vực sản xuất nông nghiệp cao; Công viên văn hóa quốc gia; Công viên thảo dược quốc gia.
Cả 2 đề án tham dự "Cuộc thi tuyển ý tưởng quy hoạch công viên văn hóa đa chức năng tại Khu vực bãi nổi giữa và bãi ven sông Hồng" đều tập trung vào việc khai thác, phát triển cảnh quan sinh thái ở khu vực này, không tập trung vào xây dựng đô thị. |
Nhanh chóng bắt tay vào triển khai, mới đây, 4 quận trên đã tổ chức "Cuộc thi tuyển ý tưởng quy hoạch công viên văn hóa đa chức năng tại khu vực bãi nổi giữa và bãi ven sông Hồng” để tập trung các ý tưởng nhằm khai thác khu vực sông Hồng một cách hiệu quả. Cuộc thi không có giải Nhất, mà chỉ có 2 giải Nhì. Cả 2 đề án này đều tập trung vào việc khai thác, phát triển cảnh quan sinh thái ở khu vực này, không tập trung vào xây dựng đô thị.
Có thể thấy, những động thái này đang cho thấy quyết tâm của Hà Nội trong việc hiện thực hóa "giấc mơ" Công viên văn hóa ven sông Hồng, cụ thể hóa các Nghị quyết của Trung ương, chương trình hành động, cũng như Luật Thủ đô (sửa đổi).