Bắc Ninh phấn đấu giai đoạn 2022-2025 có ít nhất 200 sản phẩm OCOP
Bắc Ninh đứng thứ 3 cả nước về Chỉ số Xanh cấp tỉnh Các Đại sứ trải nghiệm và khám phá vẻ đẹp Bắc Ninh Bắc Ninh: Thu hút được hơn 480 triệu USD vốn FDI trong quý I/2023 |
Ngày 26/4, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị Triển khai nhiệm vụ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) và Chương trình OCOP năm 2023, giai đoạn 2023-2025. Sự kiện do ông Vương Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì.
Theo báo cáo, toàn tỉnh Bắc Ninh có 9 xã được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao; có 93 sản phẩm được công nhận chất lượng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó 59 sản phẩm đạt chất lượng 4 sao, 34 sản phẩm chất lượng 3 sao.
Tỉnh Bắc Ninh đặt ra mục tiêu giai đoạn 2022-2025 được công nhận ít nhất 200 sản phẩm OCOP, trong đó 2 sản phẩm trở lên đạt chất lượng 5 sao |
Mục tiêu đến hết năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu mỗi huyện, thị xã có ít nhất 50% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, trong đó 30% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, mỗi xã có ít nhất 1 thôn NTM kiểu mẫu, huyện Gia Bình và Lương tài đạt chuẩn huyện NTM nâng cao.
Về chương trình OCOP, giai đoạn 2022-2025, toàn tỉnh phấn đấu công nhận ít nhất 200 sản phẩm OCOP, trong đó 2 sản phẩm trở lên đạt chất lượng 5 sao; xây dựng 3 mô hình thí điểm sản phẩm OCOP về du lịch cộng đồng gắn với hình thành phát triển chuỗi sản phẩm OCOP.
Sau ý kiến thảo luận của các sở, ngành, địa phương, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Vương Quốc Tuấn yêu cầu các huyện, thị xã rà soát, điều chỉnh quy hoạch cấp xã, huyện bảo đảm xây dựng NTM gắn với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội đồng bộ, hiện đại.
Chỉ đạo các xã rà soát, đánh giá, đối chiếu kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu theo quy định để có kế hoạch triển khai thực hiện duy trì, nâng cao chất lượng và hoàn thiện các tiêu chí. Các sở, ngành, địa phương tập trung tuyên truyền, phát huy vai trò chủ thể của người dân, tạo sức mạnh tổng hợp.
Tỉnh Bắc Ninh sẽ xây dựng 3 mô hình thí điểm sản phẩm OCOP về du lịch cộng đồng gắn với hình thành phát triển chuỗi sản phẩm OCOP |
Phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội đồng bộ, hiện đại, bảo đảm kết nối nông thôn - đô thị. Phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn góp phần nâng cao thu nhập người dân; Tiếp tục phát triển các sản phẩm, ngành nghề nông thôn nhằm phát huy lợi thế địa phương. Các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp phát triển các sản phẩm, các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch chương trình OCOP phù hợp lộ trình xây dựng NTM.
Ngoài ra, trên cơ sở quy hoạch chung, tỉnh sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tăng cường liên kết vùng, mở rộng diện tích nguyên liệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh theo hướng sản xuất an toàn, hữu cơ; Tập trung hướng dẫn, hỗ trợ chuyển đổi loại hình hoạt động của các cơ sở sản xuất sản phẩm từ cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác sang thành lập doanh nghiệp, HTX. Các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, các ngành chức năng đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm.