10 người bị chó dại cắn tại Sóc Sơn

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vừa xử lý khống chế giám sát 3 ổ dịch chó dại khiến 10 người bị phơi nhiễm tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Vĩnh Phúc: Tăng cường phòng, chống, kiểm soát bệnh dại Mê Linh: Tử vong vì bệnh dại sau khi giết mổ chó

Ba ổ dịch dại trên chó liên quan đến 3 xã Minh Phú, Hiền Ninh, Thanh Xuân (Sóc Sơn, Hà Nội).

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC Hà Nội), cho biết các trường hợp này đã được xử lý vết thương, tư vấn tiêm chủng vaccine phòng dại và huyết thanh kháng dại theo đúng quy định, đang được tiếp tục theo dõi sức khỏe.

CDC Hà Nội nhận định, tình hình bệnh dại đang có diễn biến phức tạp trên động vật, từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 6 ổ dịch dại trên chó đều tại huyện Sóc Sơn.

Theo Bộ Y tế, những tháng đầu năm 2024 ghi nhận gia tăng số ca bệnh dại tử vong. 100% số ca tử vong dại do không đi tiêm vắc-xin phòng dại, tiêm muộn hoặc không đúng chỉ định.

Có đến 43,8% người dân chủ quan cho rằng chó nhà cắn tại thời điểm chó đang bình thường nên không đi tiêm vắc-xin phòng dại.

. Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm;
Không thả rông chó, mèo. Khi ra đường, chó phải được đeo rọ mõm,...

Các chuyên gia y tế khuyến cáo bệnh dại thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8. Biểu hiện lâm sàng của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong.

Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại. Hiện tại không có thuốc chữa bệnh dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người 100% đều dẫn đến tử vong.

Người dân cần tiêm phòng 100% cho chó, mèo đầy đủ và nhắc lại hằng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.

Khi bị chó, mèo cắn cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị dự phòng. Không sử dụng thảo dược không rõ nguồn gốc bôi, đắp vào vết thương do chó mèo cắn; không tự chữa ở nhà.

Hà Linh
Phiên bản di động