Xét tuyển đại học dựa trên kì thi THPT Quốc gia: Cần hướng tới bài thi chuẩn hóa quốc tế

Mùa tuyển sinh đại học năm 2021 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến nhiều người bất ngờ khi điểm chuẩn nhiều ngành tăng từ 8-11 điểm. Có những ngành học nếu thí sinh đạt điểm tuyệt đối mà không có điểm ưu tiên vẫn trượt như thường.
Bắc Giang: 428 bài thi tốt nghiệp THPT đạt điểm 10 Màu áo tình nguyện "góp mặt" trong bài thi tốt nghiệp 2021

Việc điểm chuẩn đại học cao gây ra nhiều tranh cãi về việc ra đề thi của kì thi THPT Quốc gia khi một số thí inh khá giỏi bị trượt đại học, về yêu cầu đổi mới trong tuyển sinh đại học. Thêm vào đó, những thách thức trong tuyển sinh đại học thời Covid-19 cũng buộc thí sinh và nhà trường phải lựa chọn, thích ứng với trạng thái “bình thường mới”.

undefined
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo

PV đã có cuộc trò chuyện với GS.TS Nguyễn Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội xoay quanh chủ đề này.

- Thưa giáo sư, dịch Covid-19 năm nay ảnh hưởng như thế nào tới chất lượng kỳ thi THPTQG và xét tuyển đại học nói chung và việc tuyển sinh của ĐHQG Hà Nội nói riêng?

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo: Xét về tổng thể, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch Covid-19. Cụ thể, các nội dung kiến thức được tinh giản do ảnh hưởng của dịch Covid-19 không được đưa vào đề thi và tổ chức thành hai đợt, thời gian xét tuyển chậm hơn so với kế hoạch ban đầu... Ngoài ra, chương trình thi và độ khó của đề thi mà Bộ Giáo dục công bố đã giảm lượng so với những năm trước.

Covid-19 cũng ảnh hưởng ít nhiều tới Kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) của ĐH Quốc gia Hà Nội. Theo kế hoạch, kì thi sẽ được tổ chức liên tục từ tháng 5 đến tháng 8. Tuy nhiên, do giãn cách xã hội kéo dài, số lượng thí sinh và quy mô kì thi đều giảm. Chúng tôi chỉ tổ chức được kì thi đánh giá năng lực trong tháng 6, 7 với quy mô giảm từ 10.000 xuống còn gần 2.000 thí sinh.

undefined
Kì thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội được tổ chức phi tập trung đảm bảo phòng chống dịch Covid-19

Công tác tổ chức thi ĐGNL được “số hóa” từ khâu đăng ký dự thi, tổ chức thi, chấm thi, công bố điểm thi, công nhận kết quả thi để đảm bảo tối đa an toàn phòng dịch. Thí sinh sẽ làm bài vào thời gian khác nhau, địa điểm thi và thời gian khác nhau, kết thúc thời gian khác nhau. Ma trận đề thi không thay đổi cho nên mức độ khó - dễ của đề thi không thay đổi dù là có dịch hay không có dịch.

- Trong những năm gần đây, dư luận cho rằng đề thi THPT quốc gia chưa đủ khó để phân loại thí sinh. Thí sinh và phụ huynh mong muốn các trường đại học có phương án đánh giá riêng như kì thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội. Giáo sư có ý kiến gì về vấn đề này?

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo: Thời gian qua đã có rất nhiều chuyên gia, ý kiến bàn luận ở các góc độ khác nhau về kỳ thi tốt nghiệp và đề thi, phổ điểm thi cũng như công tác xét tuyển đại học rồi nên tôi sẽ không bàn luận về vấn đề đó nữa.

Còn về phương án các trường đại học tổ chức kỳ thi riêng, thứ nhất, chúng ta thấy trước đây nhiều trường đại học có thể sẵn sàng tổ chức các kỳ thi riêng thì nay bối cảnh xã hội đã khác. Xã hội đã quen với việc dùng bài thi chung, bài thi THPT quốc gia rồi nay là bài thi tốt nghiệp, nên không có nhiều trường sẵn sàng tổ chức kỳ thi riêng.

Bên cạnh đó, để tổ chức một kỳ thi tuyển sinh hiện nay không đơn thuần chỉ là xây dựng một bài kiểm tra kiến thức mà phải áp dụng khoa học khảo thí, đo lường chất lượng giáo dục cũng như các tiêu chí, tiêu chuẩn về đội ngũ cán bộ chuyên gia.

undefined
Việc số hoá được ứng dụng ở nhiều khâu để thích ứng với tình hình mới

Chúng ta phải hướng tới bài thi chuẩn hóa để tuyển sinh, do đó không phải trường đại học nào cũng sẵn sàng tổ chức được ngay nếu không có thời gian chuẩn bị kỹ càng. Ngoài ra, việc nhiều trường tổ chức kỳ thi riêng cũng dẫn tới việc lãng phí xã hội.

Để xây dựng bài thi đánh giá năng lực phục vụ tuyển sinh chất lượng thì các trường đại học phải chuẩn bị cơ sở vật chất, còn phải có đội ngũ khoa học chuyên sâu đo lường về chất lượng khảo thí, kiểm định chất lượng giáo dục, chuyên gia làm đề thi chuẩn hoá. Không phải trường đại học nào cũng có đội ngũ như vậy.

Thứ hai là khi phát triển bài thi chuẩn hoá, dạng thức bài thi, câu hỏi chuẩn hoá phải được xây dựng trên những kết quả nghiên cứu khoa học, phân tích đánh giá, quy trình thử nghiệm và chuẩn hóa. Việc xây dựng các câu hỏi không đơn giản như những bài thi trước đây chúng ta xây dựng gồm 5-10 câu hỏi.

Đối với ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm thì số lượng câu hỏi phải đủ lớn, phải đảm bảo tương đồng về đề thi, phân bố khó dễ giữa các câu hỏi trong từng đề thi độc lập. Do đó, không phải đơn vị nào cũng có thể xây dựng ngân hàng câu hỏi trong thời gian ngắn mà cần phải có sự phát triển, tích lũy cùng có kế hoạch dài hạn.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đang có chủ trương đổi mới tuyển sinh Đại học. Từ kinh nghiệm của ĐH Quốc gia Hà Nội, giáo sư có góp ý gì?

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những kế hoạch đổi mới tuyển sinh theo từng giai đoạn 2015-2020, lộ trình thực hiện giai đoạn 2021-2025. Về mặt tuyển sinh, các trường đại học hoàn toàn tự chủ tuyển sinh nên việc nguồn xét tuyển từ kết quả thi trung học phổ thông, kết quả học tập bậc trung học phổ thông hay điểm bài thi đánh giá năng lực đấy là quyền tự chủ của mỗi trường

Về góc độ khảo thí hay về góc độ giáo dục nói chung, chúng tôi cũng khuyến cáo các trường đại học hãy sử dụng kết quả thi của những cơ sở giáo dục uy tín, ổn định lâu dài.

Bài thi đánh giá năng lực của Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội được thiết kế đánh giá các nhóm năng lực theo chuẩn đầu ra của chính chương trình đào tạo của THPT với ba nhóm năng lực: sáng tạo và giải quyết vấn đề, năng lực tư duy về khả năng ngôn ngữ, lập luận logic và xử lý số liệu, năng lực khám phá khoa học tự nhiên - xã hội vận dụng vào trong đời sống.

Do vậy các trường, ngành đào tạo có thể căn cứ vào bài thi đánh giá năng lực cũng như nhóm năng lực có phù hợp, vượt trội với ngành cần đào tạo để sử dụng kết quả tuyển sinh.

- Trân trọng cảm ơn GS.TS Nguyễn Tiến Thảo!

Nhóm PV
Phiên bản di động