Vứt rác ra môi trường xung quanh vì không phải nhà mình có thể bị phạt nguội 7 triệu đồng
Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống cho người dân Nỗ lực chống rác thải nhựa: Dần thay đổi ý thức từ những hành động nhỏ Hà Nội rà soát lại khối lượng các gói thầu vệ sinh môi trường |
Không quá khó để bắt gặp được hiện tượng vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng tại các tuyến đường, khu dân cư hay các công trình công cộng như: công viên, siêu thị, khu vui chơi.Việc làm này không chỉ gây ảnh hưởng đến môi trường mà còn khiến cho bộ mặt đô thị trở nên nhếch nhác, mất mỹ quan.
Những công viên cây xanh, hồ điều hòa là nơi tìm đến của nhiều người để thư giãn, nghỉ ngơi. Nhưng những hình ảnh rác thải khắp nơi, bốc mùi đã khiến nhiều người phải ngán ngẩm. Nhiều người vẫn thẳng tay vứt rác xuống hồ nước trong công viên mặc cho có thùng rác bên cạnh. Sau một thời gian dài, chất thải làm cho nước bị ô nhiễm, bốc mùi hôi thối khó chịu và gây mất cảnh quan.
Rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng bủa vây hồ điều hòa trong Hà Nội. |
Trong các dịp lễ lớn, tại những địa điểm du lịch lượng rác thải khá nhiều. Mặc dù bộ phận vệ sinh phải làm việc liên tục nhưng chưa giải quyết được triệt để vấn đề này. Những hành vi này không còn là cá biệt, nó đã trở thành một thói quen xấu của khá nhiều cười. Dù là hành động nhỏ nhưng điều đó đang tự hủy hoại chính cuộc sống của chúng ta cách chậm rãi.
Rác thải tràn ngậ trên đường đi dân sinh. |
Nhiều người thói quen vứt rác ra môi trường xung quanh bởi suy nghĩ đó không phải là nhà mình nên không ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân mình. Việc xả rác bừa bãi không chỉ làm làm ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, gây mất mĩ quan đô thị, thành phố và còn là nguyên nhân gây nên nhiều mầm mống bệnh tật.
Thực hiện bỏ rác đúng giờ, đúng nơi quy định giúp môi trường sạch, đẹp và công nhân dễ dàng thu gom. |
Từ lâu, công tác tuyên truyền bằng khẩu hiệu, băng rôn hay áp phích được sử dụng rất nhiều nhưng như thế là chưa đủ. Việc giám sát, nhắc nhở và xử phạt nghiêm khắc những người xả rác bừa bãi ở những nơi công cộng, khu vui chơi giải trí như nhà ga, bến tàu, công viên,… cần được thực hiện nghiêm.
Theo Điều 20, Nghị định 155/2016/NĐ-CP, mặc dù mức phạt lên tới 7 triệu đồng cho hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố, nhưng để bắt được các hành vi vi phạm rất khó khăn cần đến sự nổ lực của cơ quan chức năng. Hiện nay ở một số địa phương áp dụng hình thức phạt nguội bằng cách lắp đặt camera quan sát, từ đó dễ dàng phát hiện và xử lý hành vi vi phạm.
Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất chính là ý thức tự giác nhận biết và điều chỉnh hành vi, thói quen của mình ở mỗi người. Biết trước được vấn đề đáng báo động trên, Nhà nước ta đã tổ chức một chiến dịch mang tên “3R” (Reuse: tái sử dụng, Reduce: giảm thiểu, Recycle: tái chế) nhằm giúp người dân hiểu được nguy cơ này và kịp thời ngăn chặn.
Ý thức tự giác làm gương tốt của người lớn cũng sẽ góp phần giáo dục những mầm non tương lai có những hành động đẹp với môi trường. Từ những hành động nhỏ của người lớn trong việc bỏ rác đúng nơi quy định hay phân loại rác sẽ có ý nghĩa lớn trong việc tác động đến suy nghĩ và hành vi của trẻ trong việc bảo vệ môi trường.
Muốn môi trường ngày càng sạch đẹp hơn cần có sự nỗ lực không ngừng của một cá nhân và cả cộng đồng. Hãy chung tay bảo vệ môi trường vì cuộc sống tốt đẹp hơn.
Điều 20, Nghị định 155/2016/NĐ-CP vi phạm quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lý, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường. Hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng; Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị. |