Vĩnh Phúc: 180 giáo viên tập huấn kiến thức sức khỏe tâm thần

Sáng 14/8, Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp Trung tâm Y tế thành phố Vĩnh Yên tổ chức Hội nghị tập huấn và trang bị kiến thức về sức khỏe tâm thần cho giáo viên về cách phát hiện các phát hiện các rối loạn tâm thần thường gặp ở tuổi học đường.
Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc thăm, làm việc tại các khu công nghiệp Vĩnh Phúc: Khởi tố nam thanh niên rủ bạn gái 16 tuổi lừa đảo trên mạng Cử tri thành phố Vĩnh Yên kiến nghị nhiều vấn đề đời sống, dân sinh
undefined
Ông Nguyễn Hoài Nam – Giám đốc Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ tại lớp tập huấn.

Phát biểu tại buổi tập huấn, BS Nguyễn Hoài Nam, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, bệnh nhân tâm thần không chỉ là những người mắc các bệnh tâm thần xã hội như tâm thần phân liệt, động kinh mà còn gia tăng ở các dạng tâm thần khác như rối loạn tâm thần cấp, rối loạn hoang tưởng, rối loạn cảm xúc, loạn thần thực tổn, rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu…

Bởi vậy, mỗi nhân viên y tế không chỉ có trình độ về chuyên môn mà cần phải có cả các kỹ năng mềm, đặt biệt là kỹ năng giao tiếp, ứng xử với người bệnh.

undefined
Ths Bs Nguyễn Văn Thắng Phó Giám đốc Trung tâm Y tế TP Vĩnh Yên phát biểu.

Thời gian qua, môi trường tâm lý xã hội, mất khả năng thích ứng với các stress tâm lý xã hội, rối loạn cấu trúc và xung đột gia đình, các biến đổi văn hoá... tuy không phải là nguyên nhân nhưng cũng là những nhân tố thúc đẩy bệnh phát sinh và phát triển.

undefined
Toàn cảnh lớp tập huấn

Lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên về phát hiện, quản lý, chăm sóc và điều trị bệnh tâm thần, đặc biệt là bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm.

undefined
Bác sĩ Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ kinh nghiệm về khám, phát hiện bệnh nhân tâm thần.

Việc tập huấn cũng giúp các giáo viên thực hiện tốt công tác tư vấn, hướng dẫn cho người bệnh và gia đình người bệnh tiếp cận được các dịch vụ y tế thích hợp, điều trị sớm, đúng phác đồ, giảm được tỷ lệ gây rối, gây hại trong cộng đồng, giúp bệnh nhân tái hòa nhập cộng động.

Đồng thời tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị các bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm và các rối loạn sức khỏe tâm thần khác, nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của Nhân dân.

Lê Sơn
Phiên bản di động