Việt Nam - “con hổ kinh tế” mới của Châu Á

Trang moneyweek.com chuyên về phân tích đầu tư của Anh đã có bài viết với tựa đề "Việt Nam - “con hổ kinh tế” mới của Châu Á, đang phát triển mạnh mẽ”. Theo bài viết, Việt Nam hiện là trung tâm thịnh vượng trong khu vực với nhiều tiềm năng phát triển và được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm.

Theo trang phân tích tài chính Moneyweek, thương mại là chìa khóa tăng trưởng của Việt Nam. Trong đó, tăng trưởng của Việt Nam dựa vào xuất khẩu, được thúc đẩy bởi một loạt các thỏa thuận thương mại.

Năm 1995, Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Năm 2000, Việt Nam và Hoa Kỳ ký kết thỏa thuận thương mại song phương đầu tiên. Đến năm 2007, Việt Nam đã gia nhập WTO.

Việt Nam - “con hổ kinh tế” mới của Châu Á
Một nhà máy dệt may tại Bắc Giang (Ảnh: Reuters)

Nếu năm 1986, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ chiếm chưa đến 7% GDP của Việt Nam thì đến năm 2021, con số đó đã tăng lên 93%. Chỉ trong một thế hệ, Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người tăng 3,6 lần trong hai thập kỷ sau năm 2002.

Lần đầu tiên bắt đầu vào giữa những năm 1990 khi Honda Motor của Nhật Bản và các thương hiệu quần áo thể thao toàn cầu bắt đầu đến và thành lập các nhà máy tại Việt Nam. Sau đó, đầu những năm 2000, các công ty công nghệ từ Châu Á cũng bắt đầu đến Việt Nam để thiết lập dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử đơn giản.

Vào giữa những năm 2010, Việt Nam đã bắt đầu thu hút các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài, chẳng hạn như gã khổng lồ Aeon của Nhật Bản.

Hiệu quả tổng thể đã tạo ra một cường quốc xuất khẩu với hơn một nửa số giày của Nike và 60% số điện thoại của Samsung được sản xuất tại Việt Nam. Theo Bloomberg, xuất khẩu điện thoại của Việt Nam năm ngoái gấp 6 lần Ấn Độ.

Theo tờ Business Korea, Samsung tuyển dụng hơn 100.000 lao động ở Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu 65 tỷ USD của Samsung từ Việt Nam năm 2022 chiếm tới 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam - có thể báo trước một làn sóng đầu tư thứ tư đang nổi lên.

Việt Nam - “con hổ kinh tế” mới của Châu Á
Tăng trưởng của Việt Nam dựa vào xuất khẩu được thúc đẩy bởi một loạt các thỏa thuận thương mại (Ảnh: Reuters)

Tuy nhiên, bài viết lưu ý rằng “để trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình ít nhất 7% trong 25 năm tới”. Điều này không phải dễ dàng. Mức lương thấp của Việt Nam là điểm thu hút chính đối với nhà đầu tư nhưng lợi thế đó không thể tồn tại mãi nếu mục tiêu cuối cùng là một xã hội giàu có hơn.

Ngoài ra, cũng có những lý do để lạc quan về mục tiêu đó. GDP bình quân đầu người của Việt Nam vẫn ở mức 4.000 USD. Con số này chưa bằng 1/3 mức trung bình toàn cầu, do đó vẫn còn nhiều cơ hội để bắt kịp tăng trưởng trước khi nguy cơ về bẫy thu nhập trung bình có thể xảy ra.

Theo bài viết, hiện nay, nhiều quốc gia nhận thấy con đường đạt đến mức thu nhập cao bị cản trở bởi nguồn nhân lực có trình độ thấp khiến lực lượng lao động bị bó buộc vào những công việc nhàm chán trong nhà máy. Tuy nhiên, hiện Việt Nam chi nhiều hơn đáng kể cho giáo dục tính theo phần trăm GDP so với nhiều quốc gia.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), số năm đi học trung bình của người Việt Nam dài thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ sau Singapore. Chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam cao nhất trong số các nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp. Do đó, lực lượng lao động có trình độ học vấn và kinh doanh của Việt Nam đang được trang bị tốt để đảm bảo cho lộ trình phát triển của đất nước.

Theo trang Moneyweek, câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam gợi nhớ đến sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế như Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore trong nửa sau thế kỷ XX.

Quốc gia này được mệnh danh là “con hổ” Châu Á mới. Các nhà đầu tư hy vọng Việt Nam có thể noi gương những "con hổ" trước đó để leo lên nhóm thu nhập cao - được WB định nghĩa là những quốc gia có tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người trên 13.845 USD.

Tuy nhiên, tác giả bài viết cũng đưa ra một lưu ý cho Việt Nam, cần nhìn vào kinh tế của các nước láng giềng gần gũi ở Đông Nam Á để rút ra bài học kinh nghiệm.

Trong những năm 1990, Thái Lan và Malaysia có mức tăng trưởng ấn tượng nhưng phải vật lộn để lấy lại đà cũ trong những năm sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997. Do vậy, con đường để đạt được mục tiêu sẽ không đơn giản.

Những thành phố của Việt Nam là điểm đến “du mục kỹ thuật số” Những thành phố của Việt Nam là điểm đến “du mục kỹ thuật số”

Theo bình chọn của Tạp chí Du lịch Outlook Traveller, Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM là 3 thành phố của Việt Nam đã lọt ...

INFOGRAPHIC kinh tế - xã hội Việt Nam 10 tháng năm 2023 INFOGRAPHIC kinh tế - xã hội Việt Nam 10 tháng năm 2023

Trong tháng 10/2023, kinh tế - xã hội Việt Nam diễn biến tích cực với số doanh nghiệp thành lập mới tăng cao, chỉ số ...

Vốn nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh Vốn nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh

Tính đến cuối tháng 10/2023, tổng vốn đăng ký của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt gần 25,76 tỷ USD, tăng 14,7% ...

Tụê Uyên
Phiên bản di động