Vì sao xảy ra "nội chiến" tại Vinaconex?

Bất đồng giữa các nhóm cổ đông làm xảy ra ''nội chiến'' tại Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - mã CK: VCG) dần được sáng tỏ...
vi sao xay ra noi chien tai vinaconex "Nội chiến" xảy ra tại Vinaconex?
vi sao xay ra noi chien tai vinaconex Cổ phiếu Vinaconex giảm sàn sau khi tòa án dừng nghị quyết bầu ban lãnh đạo mới
vi sao xay ra noi chien tai vinaconex Tổng giám đốc Ecopark được bầu làm Chủ tịch Vinaconex

Chiều 1/4, Tổng Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đã tổ chức buổi trao đổi, cung cấp thông tin bất thường cho các cổ đông sau khi sau khi Tòa án Nhân dân quận Đống Đa ra Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp buộc Tổng công ty dừng thực hiện Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông ngày 11/1/2019.

Tại buổi cung cấp thông tin, ông Đào Ngọc Thanh - Chủ tịch HĐQT Vinaconex khẳng định việc triển khai Đại hội đồng cổ đông bất đồng cách đây hơn hai tháng là đúng pháp luật.

Sau khi ĐHCĐ bất thường, các cuộc họp của Vinaconex đều được diễn ra một cách công khai minh bạch và có sự tham gia của tất cả các thành viên HĐQT, bao gồm cả ông Nguyễn Quang Trung và ông Thân Hữu Hà, tất cả mọi hoạt động đều diễn ra bình thường. Mặc dù vậy, theo ông Thanh, sau đó ông Trung và ông Hà đột ngột khởi kiện công ty.

Theo ông Thanh, sau khi có HĐQT mới, Vinaconex đã có những thay đổi tích cực. Trong thời gian ngắn, cổ phiếu VCG tăng từ 18 nghìn đồng/cổ phiếu lên khoảng 28 nghìn đồng/cổ phiếu, vốn hóa công ty tăng 4.500 tỷ đồng, mang lại giá trị cho cổ đông.

Tuy nhiên, theo ông Thanh, trong khi hoạt động của Vinaconex đang trong guồng quay thì sự việc nói trên diễn ra một cách bất ngờ. "Sự bất ngờ theo đánh giá của tôi là hậu quả khôn lường, chỉ một ngày ra quyết định, vốn hóa công ty đã mất khoảng 1.200 tỷ đồng do giá cổ phiếu giảm'', ông Thanh nhấn mạnh.

vi sao xay ra noi chien tai vinaconex
Quang cảnh buổi cung cấp thông tin.

Ông Đào Ngọc Thanh cũng cho biết, kể từ khi tiếp quản Vinaconex, HĐQT đã tổ chức 3 phiên họp. Trong đó, phiên họp đầu tiên, 100% ý kiến biểu quyết bầu ông làm Chủ tịch.

Trong phiên thứ 2, họp về thông qua quy chế tài chính Vinaconex thì đã có vấn đề khi Star Invest và Cường Vũ không thông qua. Tuy nhiên, theo luật có 5 phiếu ủng hộ nên nội dung vẫn được thông qua.

Theo ông Thanh, việc thông qua quy chế tài chính là yếu tố rất quan trọng. Trước đây, Vinaconex là cơ quan Nhà nước và quyền quyết định của Chủ tịch khá hạn chế. Giá trị tối đa mà Chủ tịch Vinaconex được ký chỉ là 5 tỷ đồng, điều này khiến các dự án khó có thể triển khai được.

Trong khi đó,tại phiên họp HĐQT thứ 3 liên quan đến khu công nghiệp tại Láng Hòa Lạc, lập công ty cơ điện và thành lập công ty quản lý các trường học thì các nội dung đều được thông qua.

Liên quan đến dự án Splendora, hình thành trước khi có sự thay đổi cơ cấu cổ đông của Vinaconex, ông Thanh cho biết đã trả xong tiền cho nhà nước với 200ha đất thương mại. Cơ cấu sở hữu gồm Phú Long và Vinaconex nắm giữ 50% mỗi bên.

Theo ông Thanh, để phát triển được dự án tiềm năng này cần phải có bộ máy chuyên nghiệp, trước đây Vinaconex đề cử ông Thân Thế Hà là Chủ tịch Splendora, trong khi ông Hà là đại diện cho Phú Long; người thứ hai là ông Nguyễn Quang Trung nhưng ông Trung lại có kinh nghiệm chứng khoán, không có chuyên môn bất động sản. Do đó, sau khi nắm quyền Vinaconex, ông Thanh đã trực tiếp làm Chủ tịch Splendora để phát triển dự án này.

"Tuy vậy, đến nay dự án Splendora vẫn gặp không ít vướng mắc khi nhiều lần triệu tập HĐQT An Khánh JVC, nhưng phía còn lại đều không đến, báo bận", ông Thanh nói và khẳng định sẽ không để tình trạng này tái diễn, quyết tâm triển khai dự án Splendora.

Cũng theo ông Thanh, tại dự án Splendora không có tranh chấp gì lớn, vấn đề bây giờ đang là khác nhau về ý tưởng triển khai dự án. Trong đó, vấn đề nổi cộm là cách thức xử lý hồ điều hòa trung tâm khi Vinaconex và Phú Long đều đang đưa ra những ý tưởng khác nhau.

Trước đó, ngày 27/3, TAND quận Đống Đa đã có Quyết định số 01/2019/QĐ-BPKCT ngày 27/3/2019 áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời với kết quả bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm sát tại Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - mã CK: VCG).

Theo quyết định của toà án, Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ và Công ty TNHH Đầu tư Star Invest - 2 cổ đông lớn lần lượt nắm 21,28% và 7,57% tại Vinaconex đã có yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội Đồng cổ đông bất thường ngày 11/1/2019, đến khi có bản án, quyết định của tòa án.

Sau đó, TAND quận Đống Đa quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm dừng thực hiện nghị quyết đại hội đồng cổ đông bất thường nói trên, bao gồm tờ trình về việc bầu cử thành viên Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát của công ty. Quyết định có hiệu lực từ 27/3/2019.

Ngày 29/3, Vinaconex cũng có văn bản khiếu nại (lần 1) và văn bản khiếu nại (lần 2) về Quyết định số 01/2019/QĐ-BPKCT gửi đến Viện Kiểm sát Nhân dân và Tòa án Nhân dân quận Đống Đa

Trong đơn khiếu nại, Vinaconex cho rằng quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của TAND quận Đống Đa đã làm đình trệ ngay lập tức toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, thiệt hại đến kinh tế và vật chất của Công ty. Cụ thể, giá trị cổ phiếu VCG giảm khoảng 1.236 tỷ đồng chỉ tính riêng trong ngày 28/3 đã được lập vi bằng, đồng thời, làm giảm lòng tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước vào kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp.

Về quá trình tổ chức ĐHĐCĐ ngày 11/1/2019, Vinaconex cho biết đại hội được HĐQT, cụ thể là những người đại diện vốn Nhà nước triệu tập nhằm thực hiện nghĩa vụ chuyển giao quyền quản lý doanh nghiệp từ Nhà nước do Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) sang nhà đầu tư trúng giá đợt đấu giá công khai được tổ chức vào ngày 22/11/2018 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Tại ĐHĐCĐ bất thường trên, đại diện cổ đông Viettel và Công ty TNHH Đầu tư Star Invest đều đã biểu quyết thống nhất cao đối với tất cả các nội dung và không có bất kỳ ý kiến phản đối nào về thủ tục, trình tự cũng như các nội dung tại đại hội. Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường ngày 11/01/2019 của VGC đã được ĐHĐCĐ nhất trí thông qua 100%.

Kể từ ngày ban hành Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường ngày 11/1/2019 đến nay, Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ, Công ty TNHH Đầu tư Star Invest, ông Nguyễn Quang Trung và ông Thân Thế Hà đều không có bất kỳ ý kiến, kiến nghị hay yêu cầu gì về việc tổ chức ĐHĐCĐ bất thường cũng như tính pháp lý của Nghị quyết.

Bên cạnh đó, kể từ ngày trúng cử, ông Nguyễn Quang Trung và ông Thân Thế Hà với tư các là thành viên HĐQT vẫn tiếp tục công nhận sự hợp pháp của nghị quyết ĐHĐCĐ ngày 11/1/2019 và tham dự đầy đủ tất cả các cuộc họp trực tiếp của HĐQT, cũng như tham gia biểu quyết tất cả các vấn đề xin ý kiến HĐQT bằng văn bản.

Cũng tại văn bản, Vinaconex cho biết, người yêu cầu giải quyết dân sự không có tư cách pháp lý về chủ thể yêu cầu TAND Quận Đống Đa giải quyết dân sự. Trong đó, đơn cử như Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ chưa phải là cổ đông của VCG tại ngày lập danh sách cổ đông tham dự ĐHĐCĐ bất thường ngày 11/1/2019 nên không có quyền cổ đông tham dự và biểu quyết tại cuộc họp này.

Bên cạnh đó, tính đến ngày ra thông báo thụ lý việc kinh doanh thương mại 25/3/2019, Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ chưa nắm giữ cổ phần của VCG trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng. Do đó, Công ty trên không có tư cách pháp lý là chủ thể đưa ra yêu cầu hủy bỏ Nghị quyết ĐHĐCĐ ngày 11/1/2019.

Trong khi đó, đối với Công ty TNHH Đầu tư Star Invest - cổ đông sở hữu 7,57% vốn điều lệ của VCG kể từ ngày 24/12/2018 cũng không có tư cách pháp lý yêu cầu hủy bỏ Nghị quyết ĐHĐCĐ ngày 11/1/2019 do chưa nắm giữ cổ phần của VCG trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng.

Về phía ông Nguyễn Quang Trung và ông Thân Thế Hà, theo Vinaconex thì Viettel chỉ ủy quyền cho 2 cá nhân này tham dự, biểu quyết, thực hiện quyền và nghĩa vụ của cổ đông tại ĐHĐCĐ ngày 11/1/2019 chứ không ủy quyền để đứng đơn yêu cầu hủy bỏ Nghị quyết.

Mặt khác, vào ngày 26/3/2019, ông Nguyễn Quang Trung và ông Thân Thế Hà đã rút lại đơn yêu cầu hủy bỏ Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường ngày 11/1/2019 của Vinaconex và đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã gửi TAND quận Đống Đa ngày 8/3/2019. Đồng thời, rút lại toàn bộ yêu cầu trong các đơn này.

Mặc dù vậy, thẩm phán TAND quận Đống Đa Nguyễn Bích Hạnh vẫn ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vào ngày 27/3/2019, buộc Vinaconex tạm dừng ngay việc thực hiện Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường ngày 11/1/2019.

Trên cơ sở đó, Vinaconex kiến nghị Viện Kiểm sát Nhân dân và TAND quận Đống Đa hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và yêu cầu các bên liên quan bồi thường hiệt hại do ảnh hưởng tiêu cực từ quyết định trên.

Văn Huy
Phiên bản di động