Uống 2 ly rượu cưới của "cháu gọi bằng cụ", U60 bị phạt 3 triệu đồng, treo bằng 12 tháng
Đà Nẵng phạt nặng nhiều trường hợp lái xe sau khi uống rượu bia 3 nơi công cộng cấm uống rượu bia |
Khi chấp hành yêu cầu của lực lượng chức năng, nồng độ cồn đo được của tài xế Đỗ Văn H (61 tuổi) là 0,226mg/l khí thở.
Cán bộ Đội CSGT số 2 đo nồng độ cồn người có dấu hiệu sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông |
"Tôi có uống 1 chén rượu nhỏ dù biết có thể bị tước bằng lái xe. Nhưng cháu gọi bằng cụ cứ mời 2 ly nhỏ. Biết đi đường uống rượu là sai. Biết chứ không phải là không biết. Tôi còn đèo bác cả 80 tuổi nữa" - ông H nói.
Tuy vậy, ông H sau đó cũng vui vẻ đồng ý ký vào biên bản vi phạm.
Thiếu tá Trần Văn Dũng, tổ trưởng tổ kiểm soát, Đội CSGT số 2 cho biết: Trong dịp lễ 30/4 và 1/5, những tổ tuần tra của Công an TP Hà Nội vẫn xử lý các trường hợp vi phạm nồng độ cồn, nhất là vào buổi trưa, buổi tối.
Thiếu tá Trần Văn Dũng |
Theo Thiếu tá Dũng, việc vi phạm nồng độ cồn có giảm do người dân đi lễ, về quê. Nhưng trên địa bàn vẫn còn tình trạng người dân vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện. Với các trường hợp này, lực lượng chức năng áp dụng các chế tài xử lý theo quy định pháp luật. Đặc biệt với các trường hợp không chấp hành yêu cầu đo nồng độ cồn của cơ quan chức năng.
“Theo chủ trương kiên quyết của Ban Giám đốc Công an TP Hà Nội, lãnh đạo Phòng CSGT TP Hà Nội, dù dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp nhưng việc kiểm tra nồng độ cồn vẫn diễn ra để đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Từ đầu tháng 4/2021 đến nay, Đội CSGT số 2 đã lập biên bản, xử lý trên 15 trường hợp với mức xử lý vi phạm trong khoảng 3 - 7 triệu đồng” - Thiếu tá Dũng nhấn mạnh.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Đội CSGT số 2 đã xử lý nhiều trường hợp vi phạt nồng độ cồn với người điều khiển xe mô tô cao nhất là 7 triệu đồng, đối với xe ô tô lên đến 40 triệu đồng. Tất cả trường hợp liên quan đến nồng độ cồn bị tước giấy phép lái xe. |