Tuyên Quang tiêu hủy hơn 400 con lợn nhiễm virus tả lợn châu Phi
Xác lợn chết trên kênh ở Hà Tĩnh: Dương tính với dịch tả lợn châu Phi Dịch tả lợn châu Phi bùng phát mạnh ở Lào Cai |
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang đến ngày 27/5, tỉnh có 4 ổ dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn các xã Thiện Kế, Sơn Nam, huyện Sơn Dương; xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên và xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa.
Tổng số lợn tiêu hủy là 442 con (giảm 02 con so với báo cáo ngày 26/5/2019).
Như vậy, chưa đầy 1 tuần, số lượng lợn phải tiêu hủy ở Tuyên Quang đã tăng gấp gần 3 lần (ổ dịch đầu tiên phải tiêu hủy là 166 con lợn).
Lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi tại Tuyên Quang bị tiêu hủy |
Ông Nguyễn Đại Thành, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang cho biết, phòng dịch và chống dịch, bước đầu tỉnh đã huy động được 5 tấn vôi bột; mỗi huyện, thành phố cung ứng 200 lít thuốc khử trùng.
Trước tình trạng dịch bệnh có diễn biến phức tạp, các cơ quan chức năng, chính quyền đia phương các cấp đã thực hiện quyết liệt các biện pháp xử lý các ổ dịch như: Tổ chức tiêu hủy triệt để lợn bị bệnh theo quy định đảm bảo vệ sinh môi trường.
Thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời để ngăn chặn, kiểm soát việc giết mổ, vận chuyển lợn, các sản phẩm từ lợn ra vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp. Nghiêm cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn ra vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp.
Định kỳ tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất; hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch.
Cùng với đó, tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên truyền tới mọi người dân để mọi người hiểu rõ tính chất nguy hiểm của bệnh, chủ động tự giác, tự nguyện thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh.