Top 10 nước sẽ thống trị nền kinh tế thế giới trong thập kỷ tới

Mới đây, Tổ chức Dự báo và phân tích kinh tế Oxford Economics công bố bảng xếp hạng top 10 thị trường mới nổi sẽ thống trị nền kinh tế thế giới trong 10 năm tới.
top 10 nuoc se thong tri nen kinh te the gioi trong thap ky toi

Các quốc gia châu Á chiếm phần lớn trong bảng xếp hạng, đặt ra kỳ vọng châu lục này sẽ trở thành tương lai của nền kinh tế toàn cầu. Các vị trí trong danh sách được Oxford Economics xem xét một cách toàn diện, bao gồm GDP, khả năng thu hút đầu tư, tăng trưởng năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) và tốc độ tăng trưởng của lực lượng lao động.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Dưới đây là top 10 thị trường mới nổi, được dự đoán sẽ thống trị nền kinh tế thế giới trong vòng 10 năm tới:

1. Ấn Độ

Nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này đứng đầu bảng xếp hạng với mức tăng trưởng GDP khổng lồ 6,5%. Với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, Ấn Độ đang từng bước vượt Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ năm thế giới, chỉ sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức. Bộ trưởng Thương mại và Hàng không dân dụng Ấn Độ Suresh Prabhu khẳng định, nền kinh tế Ấn Độ có tiềm năng đạt đến quy mô 5.000 tỷ USD trong 7 - 8 năm tới, đạt 10.000 tỷ USD trước năm 2035.

2. Phillippines

Hiện đang được dẫn dắt bởi người vị lãnh đạo mạnh mẽ Rodrigo Duterte, Philippines được đánh giá là có tiềm năng kinh tế rất lớn. Trong danh sách, Philippines ​​được dự đoán sẽ có lực lượng lao động phát triển nhanh nhất với lợi thế dân số đông, hầu hết nằm trong độ tuổi lao động, cùng mức tăng trưởng GDP 5,3%. Quốc gia này đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư trên khắp thế giới.

3. Indonesia

Indonesia là một quốc gia bao gồm hàng ngàn hòn đảo ở Thái Bình Dương, được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên dồi dào. Tốc độ tăng trưởng của đất nước này đang đặc biệt thu hút sự chú ý của thế giới khi đạt mức 5.1% và ngày càng ít phục thuộc vào nguồn tài trợ nước ngoài. Xứ sở vạn đảo này được dự đoán sẽ trở thành cường quốc trong nền kinh tế toàn cầu ở tương lai gần.

4. Trung Quốc

Trung Quốc bất ngờ chỉ đứng vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng. Mức tăng trưởng GDP của nước này dự kiến ​​sẽ chậm lại trong thập kỷ tới, trong khi nợ vẫn ở mức cao. Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng góp phần ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế, làm tăng mức thuế quan, ảnh hưởng nghiêm trọng lên lượng hàng hoá xuất khẩu và mức đầu tư… Tuy nhiên, Bắc Kinh cho biết sẽ thúc đẩy và mở rộng hợp tác kinh tế thương mại với nhiều nước đang phát triển để đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu.

5. Malaysia

Đứng thứ 19 về xuất khẩu trên toàn thế giới, Malaysia là một cường quốc Đông Nam Á với nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, mức GDP tăng trưởng ấn tượng 3,8%. Tuy nhiên, TFP của nước này đang thấp nhất trong số 10 quốc gia trong danh sách. Các nhà lãnh đạo Malaysia đang tiến hành nhiều biện pháp tích cực và đầy tham vọng nhằm khôi phục lại vị thế "con hổ châu Á".

6. Thổ Nhĩ Kỳ

Việc Thổ Nhĩ Kỳ xuất hiện trong danh sách này hẳn sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên, bởi quốc gia này vốn được biết tới với cuộc khủng hoảng thị trường năm 2018 và đồng lira vẫn đang trong thời gian phục hồi sau suy thoái. Tuy nhiên, Oxford Economics cho rằng đất nước này sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 3% một năm. Nhiều tổ chức kinh tế hàng đầu thế giới khẳng định, năm 2019, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bỏ lại suy thoái phía sau với nhiều giải pháp tích cực.

7. Thái Lan

Thái Lan là một trong những thị trường mới nổi đang phát triển nhanh nhất thế giới với mức tăng trưởng GDP dự kiến 2,9%. Du lịch chiếm khoảng 11% sản lượng GDP và con số này có xu hướng tăng lên qua mỗi năm. Đặc biệt, thị trường Thái Lan đang là cái tên thu hút giới đầu tư Trung Quốc do cuộc chiến thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều này sẽ tạo cho Thái Lan một lợi thế cạnh tranh tuyệt vời đối với các nhà đầu tư quốc tế.

8. Chile

Chile là quốc gia Nam Mỹ duy nhất trong danh sách, với thị trường mới nổi được đánh giá là hấp dẫn hơn so với 2 quốc gia láng giềng Argentina và Brazil. Đất nước này là một “gã khổng lồ” trong ngành khai khoáng và rất có thể sẽ đi đầu trong thị trường pin lithium trong tương lai. Oxford Economics dự đoán tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Chile sẽ đạt 2,6%.

9. Ba Lan

Ba Lan là quốc gia châu Âu duy nhất trong danh sách. Đất nước này đang trong một chu kỳ tăng trưởng đáng chú ý kể từ khi gia nhập Liên minh châu Âu. Quốc gia Đông Âu này dự kiến ​​sẽ duy trì tăng trưởng GDP 2,5%, với khả năng tăng cường vốn vững chắc nhờ việc tiếp cận mạnh mẽ với ngành ngân hàng châu Âu và sử dụng đồng euro.

10. Nam Phi

Được coi là nền kinh tế phát triển nhất châu Phi, Nam Phi đứng thứ 10 trong bảng xếp hàng với mức tăng trưởng GDP trung bình hàng năm là 2,3%. Lãnh đạo nước này trong năm qua đã đưa ra một loạt biện pháp nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, như đề xuất thành lập Quỹ đầu tư Quốc gia, thành lập nhóm chuyên gia tài chính,… Đáp lại những nỗ lực này, Nam Phi nhận được cam kết đầu tư 10 tỷ USD từ Saudi, Arabia và các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE); cam kết đầu tư 14,7 tỷ từ Trung Quốc…

Diệu Anh
Phiên bản di động