Thụy Điển kêu gọi người dân chào nhau để bớt cô đơn

Cuối tháng 11, tại thành phố Luleå (phía Bắc Thụy Điển), chỉ 2h chiều nhưng mặt trời đã lặn. Một tháng nữa thôi, người dân ở đây sẽ chỉ nhìn thấy ánh mặt trời 3 tiếng mỗi ngày.
Thụy Điển kêu gọi người dân chào nhau để bớt cô đơn
Nghiên cứu cho thấy 45% người trong nhóm thuộc độ tuổi 16 - 29 ở Luleå (Thụy Điển) đang gặp vấn đề do cô đơn (Ảnh: NY Post)

Trong khi nhiều người có sở thích riêng để trải qua những tháng mùa đông tối tăm và lạnh lẽo như bơi trong băng, trượt tuyết băng đồng, đi bộ trên con đường băng ra các đảo thì họ vẫn đối mặt chung một vấn đề là "cô đơn".

Do đó, chính quyền Luleå đã phát động một chiến dịch nhằm giảm bớt sự cô lập xã hội đó, dù chỉ một chút, bằng cách khuyến khích mọi người chào hỏi nhau.

“Đó là điều tốt khi mọi người chào nhau. Nó có nghĩa là những người gặp nhau, không biết nhau, trở nên hạnh phúc hơn một chút”, cư dân Pontus Wikström, 61 tuổi, cho biết.

Chiến dịch “Säg hej!” (tiếng Thuỵ Điển là “chào nhau”) nhằm mục đích tạo ra bầu không khí thân thiện hơn trong thành phố bằng cách thúc đẩy mọi người hướng đến những tương tác xã hội tuy nhỏ nhưng ý nghĩa. Quảng cáo được chạy trên xe buýt và các buổi hội thảo được tổ chức ở trường học để quảng bá chiến dịch.

Nghiên cứu cho thấy 45% người trong nhóm thuộc độ tuổi 16 - 29 ở Luleå đang gặp vấn đề do cô đơn. Con số này thấp hơn trong nhóm người từ 85 tuổi trở lên, với 39% ở phụ nữ và 26% ở đàn ông.

Micael Dahlen, giáo sư về an sinh, phúc lợi và hạnh phúc tại trường Kinh tế Stockholm cho biết sự cô đơn đặc biệt là ở giới trẻ đang trở thành một vấn đề toàn cầu, thì có lẽ Thụy Điển, với mùa đông tối tăm và lạnh lẽo càng nhận thức rõ hơn về điều đó.

“Hiện tại, sự cô đơn là vấn đề lớn ở bất kỳ thời điểm nào trong năm ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Nó đi kèm với với thời đại chúng ta sống, cũng như lối sống mà chúng ta đang theo. Điều này rõ rệt hơn vào mùa đông khi chúng ta ít ra ngoài trời hơn, ít giao lưu hơn”, ông Dahlen nói.

Thụy Điển kêu gọi người dân chào nhau để bớt cô đơn
WHO xếp cô đơn vào danh sách những mối đe dọa cấp bách đối với sức khỏe toàn cầu (Ảnh: ABC News)

Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến một quốc gia. Tổ chức Y tế thế giới vừa qua cũng đã quyết định đưa “tình trạng cô đơn” vào danh sách những mối đe dọa cấp bách đối với sức khỏe toàn cầu.

Nghiên cứu của WHO cho thấy, những người thiếu kết nối xã hội phải đối mặt với nguy cơ tử vong sớm cao hơn. Sự cô đơn và cô lập với xã hội cũng gắn liền với chức năng miễn dịch kém và các vấn đề về tim mạch như huyết áp cao, làm tăng nguy cơ đột quỵ 30%, làm suy giảm nhận thức và có liên quan đến việc tăng chứng mất trí nhớ tới 50%.

Những người bị cô lập cũng có xu hướng có nhiều thói quen không lành mạnh hơn như hút thuốc, uống rượu quá mức và ít vận động hơn.

Bên cạnh đó, cô đơn góp phần khiến nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ ở người lớn tuổi tăng 50%, đồng thời dẫn đến rủi ro mắc bệnh động mạch vành hoặc đột quỵ. Theo thống kê của WHO, ở tất cả khu vực trên thế giới, cứ 4 người lớn tuổi thì có 1 người phải sống trong cô độc.

WHO cũng chỉ ra không chỉ người lớn tuổi mới cô đơn. Một cuộc khảo sát thực hiện trên 142 quốc gia, công bố vào tháng 10/2023 cho thấy, gần 1/4 người trưởng thành cho biết họ cảm thấy rất cô đơn. Hơn một nửa số trẻ em và thanh thiếu niên được khảo sát cũng cảm thấy cô đơn.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, đại dịch COVID-19 có thể đã làm trầm trọng thêm những cảm giác đó, ảnh hưởng tiêu cực đến các triệu chứng trầm cảm và lo lắng của người trẻ tuổi.

“Trong số 8 người thì có một đang phải sống chung với vấn đề sức khỏe tâm thần. 1/4 trong số đó là thanh thiếu niên”, Tiến sĩ Vivek Murthy đứng đầu Ủy ban về Kết nối Xã hội cuae WHO chia sẻ.

Tại London (Anh), những chiếc ghế băng độc đáo được đặt tại các khu vực trung tâm đang gây sự chú ý của người dân khi chúng được biết đến là những chiếc “ghế băng trò chuyện” hay những chiếc ghế “chống cô đơn”.

Bảng chữ trên chiếc ghế nhắc nhở người ngồi nên nói chuyện với người bên cạnh, dù là người lạ, thay vì họ chỉ ngồi đọc báo hoặc lướt điện thoại.

Sáng kiến này đến từ Anchor, một tổ chức về nhà ở và chăm sóc dành cho người lớn tuổi, khi mong muốn tạo ra một khu vực thúc đẩy các cuộc trò chuyện, đáp ứng nhu cầu giao tiếp của những đối tượng như phụ nữ nội trợ, người già…

Những chiếc ghế này xuất hiện khắp London. Thực tế, thành phố hàng triệu người tấp nập như London nhưng lại có rất nhiều người cảm thấy cô đơn…

Giảm sự cô đơn, căng thẳng nhờ “dịch vụ ôm” Giảm sự cô đơn, căng thẳng nhờ “dịch vụ ôm”

“Dịch vụ ôm” giúp trị liệu sự cô đơn đã xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Trung Quốc: Người già cô đơn tuổi xế chiều Trung Quốc: Người già cô đơn tuổi xế chiều

Trong bối cảnh dân số suy giảm, Trung Quốc đang đối mặt áp lực lớn về nhân khẩu học.

Tụê Uyên
Phiên bản di động