Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa: Cần trọng tâm, tránh dàn trải

Chiều 8/6, phát biểu thảo luận tại Tổ 13 về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035, các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần đầu tư, thực hiện có trọng tâm và hiệu quả, tránh dàn trải.
Sơn Tây đặt văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội Phát triển công nghiệp văn hóa theo hướng sáng tạo, bản sắc, độc đáo, chuyên nghiệp Tư lệnh ngành văn hóa giải trình vụ chậm giải ngân 300 tỷ đồng

3 lĩnh vực cần tập trung đầu tư

Tại buổi thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 được Chính phủ xây dựng bao gồm các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển văn hóa Việt Nam trong giai đoạn 2025 - 2035 trên phạm vi cả nước, phù hợp với quy định về chương trình mục tiêu quốc gia theo khoản 9 Điều 4 Luật Đầu tư công.

Việc đầu tư Chương trình ở thời điểm hiện nay đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn; tiếp tục khẳng định các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hoá đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững đất nước;... Đồng thời, việc thực hiện Chương trình sẽ góp phần tăng cường nguồn lực đầu tư, đáp ứng yêu cầu bức thiết về phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hoá thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Phát biểu tại Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương lưu ý cần kiểm tra, rà soát thêm Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa có chồng chéo với các chương trình khác hay không? Đặc biệt, phải đảm bảo không thay đổi các nhiệm vụ văn hóa thường xuyên; cần xem xét đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, rà soát mục tiêu, đối tượng chương trình cho phù hợp, đồng thời lưu ý không lặp lại các khuyết điểm mà 3 Chương trình mục tiêu quốc gia vừa qua đã rút kinh nghiệm, đặc biệt là thủ tục hành chính, tránh tình trạng mỗi bộ ngành có cách làm khác nhau thì phải sửa đổi liên tục, hoặc viện dẫn không đúng.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa: Cần trọng tâm, tránh dàn trải

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương

Cho rằng Chương trình không nên đầu tư dàn trải mà tập trung trọng tâm vào 3 nội dung: di tích, di sản; thiết chế văn hóa và công nghiệp văn hóa, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị nên chọn các dự án trọng điểm đầu tư vào 3 nội dung này nhằm tạo bước đột phá về phát triển văn hóa.

Đại biểu Thái Thị An Chung - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An bày tỏ, nội dung thành phần của Chương trình còn dàn trải, nhiều nội dung còn chung chung, khó đánh giá, có sự trùng lặp giữa Chương trình này với các dự án, chương trình khác. Do đó, đại biểu Thái Thị An Chung đề nghị nên tập trung, tích hợp 3 nội dung chính của Chương trình gồm: Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa; xây dựng các thiết chế văn hóa; phát triển công nghiệp văn hóa. Đối với nội dung xây dựng các thiết chế văn hóa, đại biểu đề nghị nên bố trí, dành các nguồn lực lớn để xây dựng các thiết chế giáo dục, xây dựng đủ trường học, lớp học để các em có điều kiện học tập nhằm phát triển văn hóa, nâng cao nhận thức, phát huy tốt hơn các giá trị về văn hóa.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa: Cần trọng tâm, tránh dàn trải

Đại biểu Thái Thị An Chung - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An

Thống nhất với báo cáo của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, đại biểu Thái Thị An Chung đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định theo quy trình tại 2 kỳ họp, cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7 và xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, vì có một số nội dung còn dàn trải, chưa thiết thực.

Chú trọng nhiệm vụ, dự án quan trọng, cấp bách

Phát biểu tại Phiên thảo luận Tổ 13, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, đây là Chương trình hết sức quan trọng, nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, đặc biệt là thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 (vào tháng 12/2021). Tiếp đó, năm 2022, Ban Chấp hành Trung ương đã yêu cầu, nghiên cứu trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về xây dựng Chương trình này.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa: Cần trọng tâm, tránh dàn trải
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên thảo luận

Nhắc lại Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhấn mạnh, “Văn hóa còn thì dân tộc còn”; “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc ”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, bao giờ ba vấn đề về kinh tế, xã hội và văn hóa cũng cần đi liền, gắn bó mật thiết với nhau. Vì vậy, văn hóa cần phải được phát triển xứng tầm.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cơ quan trình cần nghiên cứu kỹ lưỡng một số nguyên tắc sau đây trong quá trình rà soát, hoàn thiện. Cụ thể: Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 nhằm thực hiện các nhiệm vụ, dự án quan trọng, cấp bách về phát triển văn hóa, không thay thế toàn bộ các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước về phát triển văn hóa. Đồng thời, cần phân định rõ các nội dung, nhiệm vụ của chi ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển văn hóa trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, chi thường xuyên và nội dung nhiệm vụ chi. Trong đó, các nội dung cần tập trung đầu tư cho Chương trình phải phân định rõ kinh phí đầu tư, nguồn chi,.. đảm bảo theo lộ trình từng năm để thực hiện.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa: Cần trọng tâm, tránh dàn trải

Ngoài ra, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình cần phải được xây dựng là có trọng tâm, trọng điểm; không dàn trải; cần phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan theo hướng tinh gọn và có đầu mối; tăng cường phân cấp, phân quyền, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý.

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, Chương trình đề ra nhiều chỉ tiêu liên quan đến thiết chế văn hóa. Trong đó, quy định các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên, nội dung ở thành phần số 2 đưa ra nhiều loại hình thiết chế văn hóa khác nhau ở cấp quốc gia, cấp cơ sở. Trong khi đó, quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa, thể thao từ năm 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 chưa được ban hành.

“Chương trình này phải nằm trong tổng thể quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa, thể thao của giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, nhưng hiện nay quy hoạch này lại chưa được ban hành. Do đó, đề nghị Chương trình cần phải cân nhắc kỹ lưỡng về hệ thống thiết chế văn hóa, bảo đảm phù hợp với quy hoạch đang được xây dựng và đảm bảo tính khả thi", Chủ tịch Quốc hội cho biết.

Thái Sơn
Phiên bản di động