Thế nào là ủy quyền trong giao dịch bất động sản

Tài sản chung của vợ chồng là ngôi nhà đang sinh sống đã ủy quyền cho người khác thế chấp để vay vốn ngân hàng, nhưng sau đó người vay đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú. hiện tại ngân hàng đang kiện để đòi phát mại tài sản là nhà ở...
Quy định của pháp luật về tỉ lệ chia tài sản thừa kế Huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản, đất, rừng và tài sản sẽ bị xử lý hình sự Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất?

Câu hỏi

Tôi và vợ ủy quyền cho ông N – Giám đốc một công ty TNHH được thế chấp bất động sản thuộc sở hữu của vợ chồng tôi để vay vốn ngân hàng. Ông N đã nhận tiền vay và bỏ trốn gần hai năm nay. Hiện Ngân hàng đang kiện chúng tôi để đòi phát mại tài sản là nhà ở chúng tôi đang sử dụng. Xin hỏi luật sư: Liệu chúng tôi có mất nhà hay không ? Nếu cần thưa kiện ông N, chúng tôi phải đến đâu để gửi đơn ?

Ông/bà T.Đ.L và N.T.N (Hà Nội)

Luật sư tư vấn

Theo Luật sư Nguyễn Quang Tâm - Văn phòng Luật sư Phúc Quang, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, vì ông bà chưa nói rõ về nội dung ủy quyền ? Ông bà có lợi ích gì trong việc ủy quyền ? Người vay là cá nhân ông N hay Công ty TNHH do N đã nêu trên ? Do vậy, theo quy định tại các điều 299; 300; 323 của Bộ luật dân sự 2015 thì khi bên vay không trả tiền vay, phía ngân hàng có quyền được phát mại tài sản của ông bà để thu hồi hoản nợ của ông N chúng tôi xin được tư vấn như sau:

the nao la uy quyen trong giao dich bat dong san

Theo Luật sư Nguyễn Quang Tâm - Văn phòng Luật sư Phúc Quang, Đoàn Luật sư TP Hà Nội
  • Nếu ông N nhận ủy quyền từ ông/bà và vay ngân hàng với tư cách cá nhân. Sau khi vay, ôm tiền vay bỏ trốn. Phía ngân hàng có thể yêu cầu kê biên để phát mại tài sản là ngôi nhà của ông.
  • Nếu bên vay tiền là công ty TNHH mà ông N là người đại diện vay. Thì ngân hàng phải khởi kiện đến TAND có thẩm quyền để kiện ông N và khi đó ông bà là những người tham gia tố tụng khi tòa thụ lý giải quyết vụ việc. Quyết định của Tòa án sẽ là căn cứ để ngân hàng có được phát mại nhà của ông hay không ?

Trong giao dịch dân sự, khi ủy quyền là ông bà đã xác lập người đại diện. Họ thay mặt và nhân danh người giao dịch dân sự để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Theo quy định tại các điều 138 - 139 Bộ luật dân sự. Vì vậy, ngân hàng được quyền yêu cầu phát mại tài sản thế chấp để thu hồi tiền cho vay.

“Điều 139. Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện:

1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện”

Ông bà cần tìm hiểu thêm, làm rõ vai trò cũng như các nội dung giao kết, thỏa thuận của ông N – công ty TNHH trong các giao dịch liên quan đến khoản vay đã thế chấp bằng ngôi nhà của ông bà. Khi đó, mới xác định được việc tố cáo ông N hay khởi kiện công ty TNHH, hoặc khởi kiện ông N đến TAND hay Cơ quan cảnh sát điều tra.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi.

Chính Thuần - Văn Khê
Phiên bản di động