Thảo luận tờ trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, rừng
Huyện Mê Linh chuẩn bị đấu giá 80 thửa đất Vĩnh Phúc phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt trên 30.000 tỷ đồng Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong định giá đất |
Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng thảo luận |
Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (Tổ đại biểu huyện Bình Xuyên) thảo luận về Tờ trình về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Căn cứ theo quy định của pháp luật, thành phần hồ sơ trình HĐND cấp tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác để thực hiện dự án đầu tư bao gồm nhiều loại giấy tờ khác nhau nêu dẫn đến khó khăn trong công tác rà soát tổng hợp đăng ký.
Mặt khác theo quy định nêu trên điều kiện để đăng ký trình HĐND cấp tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác để thực hiện dự án đầu tư là dự án đó phải có trong KHSD đất hàng năm cấp huyện dẫn đến bất cập là những dự án mới được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đã được bố trí vốn để thực hiện, đủ điều kiện theo quy định để trình HĐND tỉnh thông qua danh mục Nhà nước thu hồi đất và cấp nhật vào Kế hoạch sử dụng đất năm sau (năm 2024), tuy nhiên sau khi KHSD đất năm 2024 được phê duyệt dự án chưa thể thực hiện do phải đợi đến kỳ họp HĐND tỉnh gần nhất để trình trình HĐND cấp tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa mới đủ điều kiện để ban hành thông báo thu hồi đất làm cơ sở triển khai bồi thường, GPMB dẫn đến ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
Theo quy định tại Khoản 11, Điều 2, Nghị định số 01/2017/ND-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai, quy định: "Đối với diện tích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng đã có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ hoặc Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua để sử dụng vào mục đích khác nhưng chưa có quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án thì được chuyển sang thực hiện trong các năm tiếp theo nhưng không được quả thời hạn 03 năm theo quy định tại khoản 3 Điều 49 của Luật đất đai và không phải làm lại thủ tục xin ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ hoặc trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật đất đai nếu tiếp tục thực hiện dự án”.
Theo quy định này đối với các dự án đã được HĐND tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa đang triển khai thực hiện nhưng thời gian thực hiện quá 03 năm phải đăng ký lại trình HĐND tỉnh cho phép chuyển mục đích đất trồng lúa dẫn đến mất nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Đồng thời khó khăn trong việc đánh giá kết quả thực hiện các Nghị quyết, do 01 dự án được HĐND tỉnh cho phép chuyển mục đích đất trồng lúa tại 02 Nghị quyết (gồm 01 NQ đã quá hạn 03 năm và 01 NQ đăng ký lại).
Diện tích thực hiện còn thấp so với diện tích được HĐND tỉnh cho phép chuyển mục đích, do một số dự án trong quá trình thực hiện còn vướng.mắc công tác bồi thường GPMB, dẫn đến không thực hiện việc thu hồi đất và giao đất làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện.
Theo ông Hùng, thành phần hồ sơ trình HĐND cấp tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác để thực hiện dự án đầu tư bao gồm nhiều loại giấy tờ khác nhau, nội dung này dẫn đến việc các dự án được HĐND tỉnh cho phép chuyển mục địch đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác sẽ có tỉnh khả thi cao trong việc thực hiện hiện, làm nâng cao chất lượng thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trong năm Kế hoạch.
Việc các dự án được HĐND tỉnh Vĩnh Phúc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa kịp thời làm cơ sở để triển khai công tác bồi thường GPMB, nhất là các dự án đầu tư công đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.