Thành lập Tổ công tác về Thương mại điện tử

Tổ công tác sẽ thu thập, tiếp nhận, xác minh thông tin các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường thương mại điện tử...
Shopee, Sendo, Thế Giới Di Động dẫn đầu về lượng truy cập website thương mại điện tử quý III/2019

Tổng cục Quản lý thị trường vừa ban hành quyết định thành lập Tổ công tác về Thương mại điện tử do ông Nguyễn Kỳ Minh, Phó Chánh văn phòng Tổng cục làm Tổ trưởng (Tổ 368).

Theo quyết định, Tổ 368 có nhiệm vụ tham mưu, giúp Tổng cục trưởng về công tác Quản lý thị trường trong thương mại điện tử trên phạm vi cả nước để nắm tình hình, công tác kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc việc tuân thủ các quy định pháp luật về thương mai điện tử của thương nhân, tổ chức, cá nhân và các mô hình kinh doanh thương mại điện tử.

thanh lap to cong tac ve thuong mai dien tu
Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, Tổ 368 cũng có nhiệm vụ phối hợp kiểm tra, xử lý các vụ việc hoặc chuyển hồ sơ đến cơ quan, lực lượng chức năng có thẩm quyền xử lý các vụ việc, hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động Quản lý thị trường trong môi trường thương mại điện tử.

Đồng thời, Tổ 368 cũng sẽ xây dựng, đề xuất các giải pháp, phương án đấu tranh, phòng, chống và xử lý vi phạm pháp luật có liên quan đến công tác Quản lý thị trường trong môi trường thương mại điện tử trình Tổng cục trưởng xem xét, phê duyệt, đôn đốc việc thực thi chỉ đạo của cấp trên, kế hoạch, chương trình công tác có liên quan đến lĩnh vực Quản lý thị trường trong thương mại điện tử.

Ngoài ra, Tổ 368 cũng có nhiệm vụ xây dựng các đề án, chương trình hành động, chuẩn bị các phương tiện cần thiết, tham vấn chuyên gia, sẵn sàng phản ứng nhanh, hỗ trợ chuyên môn cho lực lượng Quản lý thị trường trong công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử.

Cùng với những chuyển biến tích cực trong công tác Quản lý thị trường từ khi thành lập mô hình Tổng cục hoạt động theo hệ thống dọc, việc thành lập Tổ công tác chuyên trách về thương mại điện tử sẽ tạo ra bước đột phá mới trong cuộc đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử.

Hiện nay tình trạng kinh doanh, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng công khai trên các website thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội đã đến mức báo động, thực sự gây ảnh hưởng đến xã hội, đến niềm tin của người tiêu dùng.

Cụ thể, qua số liệu kiểm tra, xử lý năm 2019 của lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã thực hiện kiểm tra 2.403 vụ việc, xử lý 2.213 vụ việc vi phạm hành chính, xử phạt 16.382.372.000 đồng, trị giá hàng vi phạm 40.625.465.000 đồng hành vi vi phạm về thương mại điện tử và các hành vi lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả.

Hậu Lộc
Phiên bản di động