Thái Nguyên - Bài 1: Xót xa ngắm nhìn Đề án sông Cầu gần 10.000 tỷ đồng nằm phơi sương, tắm nắng
Dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu, tỉnh Thái Nguyên (Dự án sông Cầu) có tổng mức đầu tư là 9.811,6 tỷ đồng.
Đề án sông Cầu gần 10.000 tỷ đồng hiện không triển khai để cỏ mọc um tùm, bám vào bê tông sắt, thép |
Với mức đầu tư “khủng” như vậy thì dự án thuộc nhóm A và thẩm quyền phê duyệt là Thủ Tướng Chính Phủ.
Tuy nhiên, UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết sau nhiều lần tham vấn, xin ý kiến các Bộ, ngành Trung ương và xác định việc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án này sử dụng nguồn ngân sách Trung ương là không khả thi(?)
Dự án sông Cầu ban đầu thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ nhưng sau đó tỉnh Thái Nguyên đã đổi tên thành Đề án và thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư là HĐND tỉnh. |
Chính vì vậy, để chủ động sử dụng nguồn vốn của địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác thì UBND tỉnh Thái Nguyên đã trình HĐND tỉnh thông qua chủ trương đề xuất chuyển từ “Dự án sông Cầu” thành “Đề án sông Cầu” gồm 9 dự án nhóm B và đã được thông qua.
Và hiển nhiên, theo quy định tại điều 17, Luật Đầu tư công thì lúc này thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư Đề án sông Cầu thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh Thái Nguyên.
UBND tỉnh Thái Nguyên đã quyết định phê duyệt Đề án sông Cầu đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) năm 2016 |
Đến ngày 12/6/2016, UBND tỉnh Thái Nguyên đã quyết định phê duyệt Đề án sông Cầu đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Được biết, đề án này gồm 9 dự án (9 gói thầu) và tất cả các gói thầu này đều do Liên danh Cienco 8 và Tập đoàn Phúc Lộc làm chủ đầu tư và thực hiện thi công.
Đề án sông Cầu gồm 9 dự án (9 gói thầu) và tất cả các gói thầu đều do Liên danh Cienco 8 và Tập đoàn Phúc Lộc làm chủ đầu tư và thực hiện thi công |
Đến cuối tháng 12/2016, nhà đầu tư đã khởi công xây dựng, thế nhưng sau 4 năm thi công, cái mà người dân nhìn thấy chỉ là những bức tường bê tông nham nhở, dở dang, sắt, thép hoen gỉ theo thời gian.
Người dân lo lắng khi đơn vị thi công dừng xây dựng nhiều năm nay mà không biết vì sao |
Nhiều người dân sống dọc bờ sông Cầu tỏ ra lo lắng, xót xa và lo lắng nếu xảy ra lũ lụt thì sẽ vô cùng nguy hiểm vì bờ kè cũ đã bị phá dỡ, nhà đầu tư đã dừng không thi công nhiều năm nay.
Dưới đây là một số hình ảnh được PV ghi nhận tại bên bờ sông Cầu vào tháng 7/2020:
Sắt thép đã bị hoen gỉ theo thời gian |
Nhà đầu tư xây dựng nham nhở, |
Người dân, dư luận có quyền hoài nghi về hiệu quả từ Đề án sông Cầu |
Nếu xảy ra lũ lụt, nước dâng cao thì sẽ vô cùng nguy hiểm |
Ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm khi Đề án sông cầu mang tính cấp bách nhưng lại thi công kiểu ... rùa bò |
Tuổi trẻ và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin.