Tết Đoan Ngọ - Phong tục đẹp của người Việt

Tết Đoan Ngọ là ngày lễ truyền thống quan trọng ở Việt Nam và một số quốc gia châu Á khác. Riêng với Việt Nam, đây là ngày Tết giết sâu bọ, bảo vệ mùa màng.
Cơ hội cho thiếu nhi Thủ đô trải nghiệm Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa Trải nghiệm Tết Đoan Ngọ tại Hoàng thành Thăng Long “Tết Đoan Ngọ xưa và nay” ở Hoàng thành Thăng Long trưng bày trực tuyến

Nguồn gốc Tết Đoan ngọ

Tết Đoan Ngọ, còn gọi là Tết Đoan Dương, được tổ chức ở nhiều quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ở Việt Nam, ngày này còn có cái tên dân dã là "Tết giết sâu bọ".

Đây là dịp cả gia đình sum họp bên nhau, mà còn là thời điểm quan trọng trong nông nghiệp, đánh dấu bước khởi đầu cho việc bắt sâu bọ, tiêu diệt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng, chuẩn bị cho mùa vụ mới. Tết Đoan ngọ 2024 rơi vào thứ Hai ngày 10/6 Dương lịch.

Theo dân gian Việt Nam, tục tổ chức Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ câu chuyện cách đây rất lâu, khi nạn sâu bọ tấn công mùa màng của nông dân. Chuyện kể rằng sau một mùa gặt hái bội thu, nông dân vui sướng tổ chức ăn mừng, nhưng rồi đàn sâu bọ khổng lồ đã kéo đến phá hoại mất cây trái và thực phẩm đã thu hoạch.

Dân làng đau đầu không biết cách đối phó, may được một ông lão tự xưng là Đôi Truân từ xa đến chỉ dẫn. Ông lão hiền từ bảo mỗi nhà nên lập đàn cỗ đơn giản với bánh tro, trái cây và cùng nhau ra đường vận động thể dục. Họ làm theo lời ông thì chỉ trong chốc lát, đàn sâu bọ hung hăng đã bị trừ diệt.

Tết Đoan Ngọ - Phong tục đẹp của người Việt
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Trước khi rời đi, ông lão căn dặn mỗi năm đến ngày ấy (ngày mùng 5/5 Âm lịch) cứ làm như lời chỉ dẫn thì sẽ đuổi được sâu bọ. Dân làng biết ơn vô cùng, chuẩn bị tạ lễ chu đáo, nhưng ông lão đã đi mất tăm. Từ đó, người dân đặt tên cho ngày này là "Tết diệt sâu bọ" hay "Tết Đoan Ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa trưa. Từ đó, việc tổ chức Tết Đoan Ngọ trở thành một truyền thống với nhiều nghi lễ như dựng hương án, cúng trái cây, bánh tro, rượu nếp để cầu một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Đoan Ngọ không đơn thuần là một ngày lễ truyền thống mà còn là dịp quan trọng để phát động phong trào bắt sâu bọ, tiêu diệt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng, cầu mong cho một vụ mùa bội thu.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Tùy theo vùng miền, lễ vật cúng Tết Đoan Ngọ có vài chi tiết khác nhau. Mâm cúng trong ngày này ở miền Bắc thường có trái cây, hoa tươi và một số phẩm vật đặc trưng trong tiết khí Hạ chí như: vải, mận, xôi, bánh gio, rượu nếp.

Miền Trung ngoài hương, hoa, rượu nếp, nước, các loại quả thì không thể thiếu thịt vịt. Còn mâm cúng tại miền Nam thì không thể thiếu chè trôi nước.

Dù tự tay bày biện hay đặt mua mâm cúng sẵn, ai cũng gửi gắm vào đó những mong ước về một mùa màng bội thu, công việc suôn sẻ và đặc biệt là sức khỏe dồi dào.

P.V (tổng hợp)
Phiên bản di động