Tăng học phí đại học: Sinh viên nói gì?

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định số 97 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021 về học phí công lập của các cơ sở đào tạo giáo dục. Ngay khi nhận được thông báo thay đổi chính sách học phí trước thềm năm mới 2024, nhiều sinh viên đã bày tỏ quan điểm về thông báo này.
Tăng học phí, tăng nỗi lo với sinh viên nghèo Học phí Đại học tăng và câu chuyện “liệu cơm gắp mắm” Bộ Giáo dục đề nghị không tăng học phí

Học phí đại học tăng nhẹ, phổ thông giữ nguyên

Chiều 31/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 97 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021 về cơ chế thu, quản lý học phí và chính sách miễn, giảm học phí hỗ trợ chi phí học tập... Theo đó, lộ trình tăng học phí đại học lùi một năm so với Nghị định 81, giống như đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cụ thể, học phí năm học 2023 - 2024 tăng so với học phí năm học 2022 - 2023 nhưng mức tăng thấp hơn so với lộ trình quy định tại Nghị định 81.

Theo đó, Nghị định số 97 quyết định giữ ổn định học phí từ năm học 2023 - 2024 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông bằng mức học phí năm học 2021 - 2022.

Riêng đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập, Chính phủ cũng quyết định lùi lộ trình học phí 1 năm so với quy định tại Nghị định 81. Tức là học phí năm học 2023 - 2024 tăng so với học phí năm học 2022 - 2023 nhưng mức tăng thấp hơn so với lộ trình quy định tại Nghị định 81. Điều này nhằm phù hợp với điều kiện thực tiễn và san sẻ gánh nặng cho học sinh, sinh viên.

Cụ thể, trần học phí (mức cao nhất được thu) ở các đại học công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên năm học này là 1.2 - 2.45 triệu đồng/tháng, tùy khối ngành, thay vì mức 1.35 - 2.76 triệu như nghị định 81. Còn mức thu đang áp dụng là 0.98 - 1.43 triệu đồng.

Tăng học phí đại học: Sinh viên nói gì?
Mức trần học phí năm học 2021 - 2022 và năm học 2022 - 2023

So với mức thu cũ, trần học phí năm học 2023 - 2024 ở nhóm ngành nghệ thuật tăng không đáng kể (0.02%), khối ngành Y - Dược tăng mạnh nhất (71.3%). Trần học phí các khối ngành khác tăng dao động 20 - 30%. Riêng nhóm khoa học sự sống, khoa học tự nhiên, mức tăng là 15.8%.

Đến năm học 2026 - 2027, mức trần tăng lên 1.7 - 3.5 triệu đồng/tháng.

Mức trần học phí từ năm học 2023 - 2024 đến năm học 2026 - 2027:

Tăng học phí đại học: Sinh viên nói gì?
Tăng học phí đại học: Sinh viên nói gì?
Tăng học phí đại học: Sinh viên nói gì?

Quan điểm của sinh viên về việc Chính phủ chốt tăng học phí

Mặc dù, học phí năm học 2023 - 2024 có mức tăng thấp hơn so với lộ trình quy định tại Nghị định 81. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, các bạn sinh viên cũng đã chia sẻ quan điểm của bản thân mình với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô.

Em Bùi Quang Hưng (20 tuổi, sinh viên Trường Đại học Giao thông Vận tải) bộc bạch: “Em là sinh viên ngoại tỉnh lên học tại Hà Nội, vì vậy, ngoài học phí, còn phải chi trả các khoản sinh hoạt hàng tháng khác. Tất nhiên, học phí ở trường em cũng không phải quá đắt so với những trường khác. Nhưng em đang quen quản lý chi tiêu với mức học phí trung bình, nên đôi khi việc tăng tiền học phí cũng gây ra nhiều trở ngại với em. Em cũng cần phải tính toán lại các chi tiêu và chia sẻ với gia đình về vấn đề này”.

Tăng học phí đại học: Sinh viên nói gì?
Sinh viên Bùi Quang Hưng theo dõi Nghị định Chính phủ ban hành trước thềm năm mới 2024

Theo chia sẻ của Quang Hưng, Trường Đại học Giao thông Vận tải 1 năm được chia ra làm 2 kì học. Trung bình 1 kì, cậu bạn đăng kí 19 tín chỉ học tập, nhà trường sẽ thu khoảng hơn 6.000.000 đồng tiền học.

Tiền tín chỉ: 315.625 đồng/tín, sinh viên cần đăng kí tối thiểu 14 tín chỉ trong 1 kỳ. Sau khi Chính phủ công bố Nghị định 97, số tiền học đã tăng lên là 415.625 đồng/tín. Tăng khoảng 0.4% so với mức học phí ban đầu.

Đặc biệt, sau khi Chính phủ công bố Nghị định, trường Đại học Giao thông Vận tải không thu tiền học theo tháng, mà quyết định thu học phí theo kì (5 tháng là 1 kì). Vậy tính ra, nếu mỗi kì đăng kí đều đặn là 19 tín thì Quang Hưng sẽ cần phải đóng thêm gần 1.900.000 đồng cho mỗi học kì.

Dẫu biết rằng khi tăng nhẹ học phí sinh viên sẽ phải giảm bớt chi tiêu của bản thân nhưng để tạo điều kiện tốt nhất nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục thì nữ sinh Đỗ Thị Hải Yến (21 tuổi, Học viện Kỹ thuật mật mã) hoàn toàn đồng tình với Nghị định mà Chính phủ ban hành.

Được biết, tại ngôi trường mà Hải Yến đang theo học, trung bình mỗi kỳ, Yến sẽ đăng kí 20 tín chỉ với tổng số tiền học là hơn 6.000.000 đồng cho một kỳ học.

Tiền tín chỉ: 355.000 đồng/tín. Sau khi có Nghị định của Chính phủ, số tiền học đã tăng lên 410.000 đồng/tín, tăng khoảng 0.1% so với mức học phí ban đầu.

Mỗi học kỳ nếu sinh viên đăng ký 20 tín thì số tiền cần phải đóng bổ sung là gần 1.500.000 đồng cho một kỳ theo học tại trường.

"Cá nhân em thấy, trong bối cảnh vạn vật tăng giá như hiện nay thì việc tăng học phí là một điều rất dễ hiểu. Thấu hiểu nỗi lo khó khăn của sinh viên, Chính phủ có quyết định tăng nhẹ mức học phí như vậy cũng là tạo điều kiện lớn cho sinh viên rồi", Hải Yến nói.

Trước đó, năm 2021 Chính phủ ban hành Nghị định 81 quy định lộ trình tăng học phí công lập đến năm 2026. Tuy nhiên, ảnh hưởng từ dịch COVID-19 đã tác động xấu đến tình hình kinh tế, xã hội, Chính phủ yêu cầu giữ nguyên học phí. Do vậy, đã ba năm liên tiếp mức học phí ở các trường đại học hoàn toàn giữ nguyên. Ở bậc mầm non và phổ thông, các địa phương thậm chí phải bù kinh phí để hỗ trợ phụ huynh và học sinh.

Quỳnh Giang
Phiên bản di động