Tái hiện nhiều nghi thức truyền thống tại Lễ hội Đền Mẫu Thái Bình

Sáng 9/5/2023, tại Thái Bình, Lễ hội Đền Mẫu Thái Bình (dân gian còn gọi là Lễ hội Rước Mẫu Vân Du) được tổ chức với nhiều nghi thức truyền thống được phục dựng.
Linh thiêng Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ tại xứ sen Tháp Mười Nô nức chuẩn bị lễ hội đền thờ Chử Đồng Tử Tưng bừng hội chùa Láng với nhiều nghi lễ truyền thống được phục dựng

Tái hiện nhiều nghi thức truyền thống

Sáng 9/5, được sự chấp thuận và ủng hộ của UBND Thành phố Thái Bình, UBND phường Lê Hồng Phong phối hợp với Công ty Tân Đệ tổ chức phục dựng các nghi lễ truyền thống của Lễ hội Đền Mẫu Thái Bình.

Tái hiện nhiều nghi thức truyền thống tại Lễ hội Đền Mẫu Thái Bình
Chính cung Đền Đệ Nhị Linh từ, thờ đức Thánh Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên Liễu Hạnh Công Chúa

Di tích lịch sử cấp tỉnh Đền Đệ Nhị Linh Từ thờ Thánh Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên Liễu Hạnh Công Chúa được tôn tạo và tái phục dựng trên nền ngôi đền cổ từ năm 2019. Năm nay, Lễ hội Đền Mẫu Thái Bình được tổ chức trở lại, thể hiện quyết tâm gìn giữ truyền thống văn hóa của người dân Thái Bình; đồng thời bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu lâu đời của người Việt.

Tái hiện nhiều nghi thức truyền thống tại Lễ hội Đền Mẫu Thái Bình
Thủ nhang Đặng Vũ Trần Nhã - đền Tiên La (Hưng Hà, Thái Bình) - rước bát hương và bài vị Thánh Mẫu lên kiệu chuẩn bị cho hành trình vân du.

Ngay từ sáng, đoàn rước rợp trời cờ phướn lọng hoa đã tất bật chuẩn bị công tác tổ chức. Việc phân công, bố trí các đội, nhóm thực hiện nghi thức rất khoa học và tuần tự. Nhiều đoàn, kiệu được chuẩn bị vô cùng công phu tỉ mỉ với các kiệu bài vị - sắc phong đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh, kiệu Nhị vị Trưng Nữ Vương, kiệu các quan, kiệu nước,... cùng gần 20 đoàn nghi thức, đội múa rồng, múa lân rực rỡ. Đoàn rước hội tuy đông, kéo dài tới 2-3 con phố, nhưng công tác tổ chức vẫn được đảm bảo an toàn. Tại các ngã tư, ngõ giao đều có lực lượng bảo vệ và cảnh sát giao thông túc trực phân luồng và điều phối di chuyển của các phương tiện giao thông.

Tái hiện nhiều nghi thức truyền thống tại Lễ hội Đền Mẫu Thái Bình
Mười tám cô gái trẻ đảm nhận trách nhiệm khiêng đỡ giá kiệu võng Đức Thánh Mẫu.
Tái hiện nhiều nghi thức truyền thống tại Lễ hội Đền Mẫu Thái Bình
Các bà, các cô cùng rất nhiều thanh niên trai tráng tập hợp từ sớm để đảm bảo lịch trình và công tác tổ chức chỉn chu, gọn gàng.

Xuất phát từ Đền Đệ Nhị Linh Từ - Đền Mẫu, đoàn hội rước đi qua các con phố theo đúng nghi thức truyền thống. Địa điểm đầu tiên là chùa Vạn Xuân (chùa Bồ Xuyên), sau đó đoàn rước trống phách rộn ràng đưa rước xa giá Thánh kiệu ngự qua các con đường tiến đến Thiền tự linh thiêng.

Xa giá Thánh Mẫu ngự vào chùa Vạn Xuân, theo lệ cũ, Thánh giá rước Mẫu vào Tòa Tam Bảo để bái lạy chư Phật, các vị Bồ Tát mười phương theo truyền thống “Tiền Phật – Hậu Thánh”. Các chư tăng hoan hỉ kính mừng Thánh Mẫu ngự về đảnh lễ Đức Phật. Nghi thức dâng hương, lễ trình được các sư thầy chùa Vạn Xuân và các đồng thầy kỳ cựu thuộc nhiều đền phủ Thái Bình chấp sự hành lễ. Không khí trang nghiêm đượm mùi nhang trầm hòa cùng tiếng tụng kinh của các chư Tăng khiến các Phật tử, thanh đồng dự lễ đều cảm nhận sự hoan hỉ.

Tái hiện nhiều nghi thức truyền thống tại Lễ hội Đền Mẫu Thái Bình
Hai vị cao Tăng hành lễ và thực hiện các nghi thức quan trọng đón rước Mẫu Liễu Hạnh tại chùa Vạn Xuân

Đoàn rước Thánh Mẫu tiếp tục hầu đưa kiệu các chư vị linh thần đi một vòng dài qua thành phố, từ chùa Vạn Xuân tới đường Trần Thái Tông – phố Lý Bôn rồi thẳng tiến về Đền Hai Bà Trưng trên tuyến đường cùng tên hai vị nữ vương. Thánh Mẫu tiếp tục giá ngự lên đền dưới sự nghênh đón của các đồng cựu, thủ nhang đền Hai Bà Trưng.

Trong tiếng chuông khánh rộn ràng, thầy Đặng Vũ Trần Nhã – thủ nhang Đền Tiên La (Hưng Hà) – đã chấp sự hành lễ, dâng nhang kính sớ bản đền mời các chư linh thần cùng đón rước Thánh Mẫu ngự về. Đền Hai Bà Trưng sáng rực ánh hoa đăng, mở cửa cung cấm, đón tiếp con nhang, Phật tử khắp nơi đổ về bái yết Thánh Mẫu, Vua Bà.

Tái hiện nhiều nghi thức truyền thống tại Lễ hội Đền Mẫu Thái Bình
Thánh Mẫu giá lâm tại đền Nhị vị Trưng Nữ Vương

Bến Thủy – điểm dừng quan trọng kế tiếp trên hành trình Thánh lễ là một bến tàu giao thương lớn khi xưa bên bờ sông Trà Lý, nay chỉ còn là một bến nước nhỏ. Đoàn rước chầm chậm di chuyển lên đê Trà Lý tới bờ bến Thủy, nơi đã có thuyền chờ sẵn. Kiệu nước được đưa lên thuyền, chư tăng cùng các đồng thầy chấp sự sẽ đảm trách nghi lễ lấy nước thanh thủy để kính dâng Thánh Mẫu. Nước phải được lấy từ dòng nước giữa sông, nơi ít phù sa và chảy mạnh nhất. Theo truyền thống, nghi thức này mang ý nghĩa cung kính dâng lên Mẫu Thượng Thiên nguồn nước quý giá nuôi sống con đất và người nơi này, để cảm tạ ân đức của Ngài đã bao dung che chở cho dân chúng.

Tái hiện nhiều nghi thức truyền thống tại Lễ hội Đền Mẫu Thái Bình
Các vị cao Tăng, đồng thầy, thanh đồng chấp sự cùng lên thuyền ra giữa dòng sông Trà Lý xin nước thanh thủy rước về tế đức Thánh Mẫu.

Giữa dòng sông Trà Lý thanh bình, tiếng kinh Phật đều đều ngân nga theo nhịp gõ mõ của các chư thầy. Người dân múc từng gầu nước vào chum trong niềm hân hoan, thành kính.

Tái hiện nhiều nghi thức truyền thống tại Lễ hội Đền Mẫu Thái Bình
Thầy Đặng Vũ Trần Nhã với kinh nghiệm và hiểu biết dày dặn về các nghi thức đang giám sát việc lấy nước sông, đảm bảo không xảy ra sai sót về phép tắc lễ nghi

Khi đã no nước đầy thuyền, đoàn rước hoàn thành chặng đường cuối cùng, kính hầu Thánh giá về cung tại Đền Đệ Nhị Linh Từ.

Hội lễ đền Mẫu rợp trời cờ hoa mừng Thánh giá vân du thành công trở về. Những tiết mục hầu dâng – chầu văn của các thanh đồng thuộc tín ngưỡng thờ Tam, Tứ Phủ được diễn ra, thu hút hàng nghìn người dân đổ về chật kín cổng đền xem hội.

Tái hiện nhiều nghi thức truyền thống tại Lễ hội Đền Mẫu Thái Bình
Các giá kiệu cung nghinh Thánh lễ được phủ đầy hoa, lụa điều đầy lộng lẫy

Linh thiêng tín ngưỡng thờ Mẫu

Tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Tam, Tứ Phủ lâu nay luôn được biết đến với màu sắc tâm linh đa dạng đã đi sâu vào tâm thức người Việt nhiều đời.

Tái hiện nhiều nghi thức truyền thống tại Lễ hội Đền Mẫu Thái Bình
Cận cảnh cung thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Ngôi đền cổ với lịch sử lâu đời bên bờ sông Trà Lý được xây dựng vào năm 1926 (năm Bảo Đại thứ 2), đã trở thành nơi hội tụ tâm linh của đông đảo người dân thị xã Thái Bình khi xưa. Nằm tọa lạc trên phố Đệ Nhị (nay là phố Trần Hưng Đạo), ngôi đền có khuôn viên rộng lớn và sân đền hai bên là hai cây đại cổ thụ. Khu vực thờ tự bao gồm tòa bái đường 5 gian và tòa hậu cung 3 gian, mang đậm nét kiến trúc truyền thống. Ngoài ra, phía bên hữu của ngôi đền còn có một công trình phụ trợ khác gồm 3 gian, tạo nên một không gian trang trọng và linh thiêng.

Tái hiện nhiều nghi thức truyền thống tại Lễ hội Đền Mẫu Thái Bình
Bên ngoài Đền Đệ Nhị Linh từ

Bà Nguyễn Thị Quyên – người trông coi đền Mẫu Đệ Nhị Linh Từ cho biết : “Trước khi diễn ra hội lễ vài ngày, cứ tới 11h trưa, ngoài khu vực sân trước đền và khu vực Miếu đá thờ đức Cửu Trùng Thiên Thánh Mẫu đều lan tỏa một mùi hương nước hoa thơm ngát rất dịu dàng. Hương thơm cứ lan tỏa tới khoảng 13h chiều thì hết. Tôi cảm nhận như có Thánh Mẫu Liễu Hạnh giá ngự về bản đền xem xét công việc chuẩn bị cho lễ hội lớn sắp tới nên cảm thấy hết sức hoan hỉ”.

Tái hiện nhiều nghi thức truyền thống tại Lễ hội Đền Mẫu Thái Bình
Hàng ngàn người dân đổ về tham dự lễ hộ

Trong quá trình tổ chức lễ hội là khi rước Thánh Mẫu tới khu vực ngã tư, ngã ba, kiệu rước bài vị - sắc phong của Thánh Mẫu và các kiệu võng Mẫu, kiệu đôi vị Vua Bà (Hai Bà Trưng),... bất chợt xoay vòng, lao đi vun vút trên đường. Những chiếc kiệu cồng kềnh nhưng lại “bay” uyển chuyển như sóng lượn, không hề xảy ra va chạm.

Tái hiện nhiều nghi thức truyền thống tại Lễ hội Đền Mẫu Thái Bình
Hiện tượng kỳ lạ "kiệu bay" đã xảy ra trong lễ hội Đền Mẫu Thái Bình
Tái hiện nhiều nghi thức truyền thống tại Lễ hội Đền Mẫu Thái Bình
Các thanh niên khỏe mạnh phải gồng mình chạy theo sức nặng và tốc độ như gió của "kiệu bay"
Tái hiện nhiều nghi thức truyền thống tại Lễ hội Đền Mẫu Thái Bình
Các cô gái cũng chật vật không kém để khiêng giữ được kiệu võng Đức Thánh Mẫu

Bà Ngô Thị Hoa (Đề Thám, Thái Bình) hồ hởi nói: “Tôi nhớ khi tôi còn bé đã được xem các cụ đồng xưa tổ chức hội Đền Mẫu Bản Tỉnh. Hội khi ấy tuy không được hiện đại, rực rỡ bằng như bây giờ nhưng rất uy nghi, pháp tắc. Từ một đứa bé gái nay là bà ngoại của 3 đứa cháu, 50 năm đợi chờ để giờ được chiêm ngưỡng hội Mẫu quê hương quả thật không uổng. Tôi không ngờ lễ hội lại được tổ chức tỉ mỉ và hoành tráng đến từng chi tiết như thế. Đâu đâu cùng thấy an vui mừng rỡ, quả thật đây là sự kiện ý nghĩa và đáng nhớ đối với tôi và gia đình trong năm nay”.

Tái hiện nhiều nghi thức truyền thống tại Lễ hội Đền Mẫu Thái Bình
Đông đảo người dân Thái Bình tụ tập trước cổng chùa Vạn Xuân chiêm ngưỡng lễ hội hiếm có

Anh Cao Xuân Cường (Phú Xuân, Thái Bình) cho biết: “Mình không có cơ hội chứng kiến lễ hội Đền Mẫu Thái Bình khi xưa mà chỉ được nghe chuyện của bà, của mẹ kể lại. Hôm nay, khi tham dự lễ hội này mình phải công nhận nhiều tín ngưỡng của người Việt thật đẹp. Mong rằng, hàng năm lễ hội sẽ tiếp tục được duy trì và tổ chức để thế hệ đi sau như mình và các con có cơ hội được tìm về với nguồn gốc để thêm hiểu, yêu lấy đất và người xứ này”.

Một vài hình ảnh tại lễ hội Đền Mẫu Thái Bình 2023 được phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô ghi lại:

Tái hiện nhiều nghi thức truyền thống tại Lễ hội Đền Mẫu Thái Bình
Đông đảo người dân chờ đợi trên đê Trà Lý khi lễ rước nước đang được thực hiện dưới sông
Tái hiện nhiều nghi thức truyền thống tại Lễ hội Đền Mẫu Thái Bình
Các đội, nhóm rước xếp hàng ngay ngắn trong lúc pháp sự đang diễn ra
Tái hiện nhiều nghi thức truyền thống tại Lễ hội Đền Mẫu Thái Bình
Các vị lão niên cảm thấy rất phấn khởi khi may mắn được tham gia một lễ hội lớn "xưa nay hiếm" tại Thái Bình
Tái hiện nhiều nghi thức truyền thống tại Lễ hội Đền Mẫu Thái Bình
Cờ hoa rực rỡ
Tái hiện nhiều nghi thức truyền thống tại Lễ hội Đền Mẫu Thái Bình
Múa xòe nhịp nhàng
Tái hiện nhiều nghi thức truyền thống tại Lễ hội Đền Mẫu Thái Bình
Tất cả đều một lòng cung nghinh Thánh giá, rước Mẫu Mẹ vân du thăm nom đất đai, dân chúng.
Đền Mẫu Bản Tỉnh Thái Bình tại phố Đệ Nhị, nay thuộc phường Lê Hồng Phong là một trong những ngôi đền nằm trong hệ thống di tích thờ Vân Hương tam vị Thánh Mẫu “Liễu Hạnh công chúa tôn thần - Quỳnh cung Duy Tiên phu nhân tôn thần - Quảng cung Quế Anh phu nhân tôn thần”. Đền đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Đền thờ đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh, vị thần chủ trong tín ngưỡng thờ Tam, Tứ Phủ của người Việt cổ. Ngài cũng là một trong "Tứ thánh bất tử" trong truyền thuyết dân gian, con gái của Vua Cha Ngọc Hoàng Đại Đế. Ngài nổi tiếng với ba lần đầu thai giáng trần vì lòng vị tha mong muốn cứu khổ, độ hóa con dân. Vân Hương tam vị Thánh Mẫu chính là ba lần hóa thân của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Mẫu đã được các triều đại phong kiến từ thời nhà Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn cấp nhiều Sắc, tôn phong là “Mẫu nghi thiên hạ”, “Chế Thắng Hoà Diệu đại Vương” và “Mã Vàng công chúa”.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Đền Mẫu nằm trong khu Trần Phú là khu vực chịu sự tàn phá nặng nề nhất của thành phố. Năm 1977, đền được hạ giải, toàn bộ tượng pháp, đồ thờ được rước về thờ tại chùa Vạn Xuân (chùa Bồ Xuyên). Sau đó, khu đất của Đền Mẫu được sử dụng để xây dựng trường học và các công sở. Tất cả các công trình cổ kính xưa kia chỉ còn giữ lại được bức tắc môn hoành mã là cổng đi vào phía bên tả của ngôi đền. Cách đây hơn 10 năm, cung thờ Thánh Mẫu đã được dựng trên vị trí phía sau bức tắc môn hoành mã này, trên chính nền gạch Bát Tràng lát sân Đền Mẫu cũ. Năm 2019, được sự đồng ý của các cấp chính quyền, các doanh nghiệp và Nhân dân đã góp sức khôi phục lại Đền Mẫu với quy mô bề thế. Phía trước cửa đền hiện nay vẫn có bức tắc môn cổ xưa với những câu đối ngợi ca công lao của Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Tùng Linh
Phiên bản di động