Sẽ xử lý vi phạm hàng hóa giả mạo "Made in Vietnam"

Các chuyên gia lo ngại căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có thể khiến hàng hóa giả mạo nhãn mác "Made in Vietnam" xuất khẩu sang Mỹ. Vì vậy, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu và gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) có văn bản đề nghị các đơn vị tăng cường xử lý vi phạm liên quan đến vấn đề này.
Phát hiện 3 lô thuốc giả đều là thuốc được sử dụng khá phổ biến Xử lý nhiều trường hợp vi phạm về hàng giả, gian lận thương mại Công bố đường dây nóng tiếp nhận tố giác hàng lậu, hàng giả

Thời gian gần đây, hàng hóa sản xuất từ nước ngoài giả nhãn mác "Made in Vietnam", giả mạo xuất xứ, nhất là mặt hàng thời trang, tiêu dùng... gây thất thu ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến doanh nghiệp xuất khẩu trong nước và thiệt hại cho người tiêu dùng.

Do đó, Văn phòng Thường trực thuộc Trung ương tham mưu Trương Ban chỉ đạo lực lượng chức năng thực hiện: tập trung điều tra cơ bản, rà soát, kiểm soát chặt chẽ khu vực cửa khẩu biên giới và nội địa để kịp thời phát hiện, ngăn chặn hàng hoá tiêu dùng, thời trang… giả mạo xuất xứ, nhãn mác trên địa bàn để có biện pháp quản lý theo đúng quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, các đơn vị cần cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhưu: nhập lậu, phân phối, lưu thông trong thị trường nội địa các mặt hàng sản xuất ở nước ngoài nhưng lại gắn nhãn mác “Made in Vietnam” để gian lận, đánh lừa người tiêu dùng trong nước.

se xu ly vi pham hang hoa gia mao made in vietnam
Hàng Made in Vietnam dễ bị giả mạo nhãn mác

Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, phát động toàn dân không bao che, tiếp tay cho hành vi gian lận xuất xứ và tham gia tố giác các hành vi vi phạm.

Thực tế, từ leo thang căng thẳng trong xung đột thương mại Mỹ - Trung, các chuyên gia cảnh báo điều này có tác động mạnh đến kinh tế Hoa kỳ, Trung Quốc và cả toàn cầu.

Đáng chú ý, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Việt Nam là một trong những quốc gia phụ thuộc vào thương mại nhất trên thế giới với tỉ lệ xuất khẩu chiếm hơn 100% GDP. Trong khi đó, việc kiểm soát hàng hóa của Việt Nam vẫn còn thiếu hiệu quả khiến hàng hóa từ Trung Quốc không chỉ tràn vào Việt Nam để tiêu thụ với giá rẻ mà còn tìm cách núp bóng xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang Hoa Kỳ và các nước khác.

Do đó, hàng hóa Việt Nam sẽ phải hứng chịu đòn trừng phạt thuế rất cao của Hoa Kỳ...

Vì vậy, việc tăng cường xử lý vi phạm với các hàng hóa giả mạo nhãn mác hàng Việt Nam nhằm bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Hoài An
Phiên bản di động