Quảng Nam: Kỷ niệm 10 năm, Cù Lao Chàm được công nhận “Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới”
Tối 25/5, tại Cù Lao Chàm, xã đảo Tân Hiệp, UBND thành phố Hội An, (Quảng Nam), tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm, quần đảo Cù Lao Chàm được công nhận “Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới”.
Đảo Cù Lao Chàm từ trên cao |
Tham dự lễ kỷ niệm có Giáo sư Nguyễn Hoàng Trí - Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển MAB của Unesco tại Việt Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thu, Lãnh đạo UBND TP Hội An, các Sở ban ngành, Quảng Nam, đại diện các nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân từ các Khu bảo tồn biển, bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam và đông đảo người dân xa đảo Tân Hiệp tham dự sự kiện này.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi lẵng hoa chúc mừng và có thư khen ngợi về những nỗ lực, cố gắng của cộng đồng, chính quyền và cán bộ, chiến sĩ trên đảo Cù Lao Chàm, đã cố gắn giữ gìn, bảo tồn để Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới ngày càng phát phát triển bền vững. Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng tặng 4 máy lọc nước cho xã đảo Tân Hiệp (Hội An).
Thủ tướng Chính phủ gửi lãng hoa chúc mừng 10 năm Cù Lao Chàm được công nhận "Khu dự trữ sinh quyển thế giới" |
Năm 2019, đánh dấu cột mốc 10 năm kể từ ngày Cù Lao Chàm – Hội An trở thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Danh hiệu "Khu Sinh quyển Thế giới" Cù Lao Chàm – Hội An, là sự ghi nhận của thế giới về những nỗ lực vượt bật trong thời gian dài của người dân, các tầng lớp xã hội, các thành phần kinh tế, các tổ chức khoa học, giáo dục và các cấp chính quyền thành phố Hội An, trong công tác bảo tồn và phát triển những tài sản, giá trị mang tầm ý nghĩa toàn cầu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng 4 máy lọc nước sạch cho xa đảo Tân Hiệp. |
Ngày 26/5/2009, tại đảo Jeju - Hàn Quốc, Ủy ban điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển thế giới của Unesco đã công nhận Cù Lao Chàm – Hội An là “Khu dự trữ sinh quyển thế giới”. Đây là khu dự trữ sinh quyển thứ 8, trong tổng số 9 khu được UNESCO công nhận. Cù Lao Chàm với những giá trị độc đáo, đặc trưng và duy nhất trong hệ thống 9 khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam hiện nay. Bởi nơi đây thuộc diện đa dạng sinh học phong phú còn nguyên vẹn từ rừng đến núi và hệ sinh thái biển.
Cù Lao Chàm là nơi đầu tiên của cả nước thành công với mô hình" "Nói không với túi ni long" |
Vùng lõi của Cù Lao Chàm, đã trở thành điểm sáng trong công tác bảo tồn biển, bảo vệ môi trường. Đặc biệt, Cù Lao Chàm là nơi đầu tiên của cả nước và hơn 600 Khu sinh quyển trên thế giới, thành công với mô hình nói không với túi ni long, rác thải nhựa. Từ thành công đó, Cù Lao Chàm tiếp tục triển khai mô hình phục hồi san hô, chuyển vị rùa biển... bước đầu đã đạt đượt kết quả nhất định. Phát triển kinh tế trên đảo cũng đã có nhiều sự thay đổi vượt bật. Trong đó, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ về du lịch – dịch vụ.
Hơn 100 chiếc thuyền cao tốc chở hơn 1.000 lượt khách xếp theo hình cùng hành trình trình diễn ra đảo |
Cũng trong sáng 26/5, tại xã đảo Tân Hiệp, UBND thành phố Hội An, Viện địa lí thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam tổ chức hội thảo về đề tài khoa học cấp Nhà nước: "Luận cứ khoa học nhằm hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn đa dạng sinh học với sinh kế bền vững và phát triển kinh tế - xã hội ở Khu dự trữ Sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm", do Giáo sư Nguyễn Hoàng Trí - Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB) của Unesco tại Việt Nam chủ trì.
Đến năm 2018 tổng số khách là hơn 415 nghìn lượt khách đến tham quan đảo |
Năm 2009, Cù Lao Chàm đón hơn 15 nghìn lượt khách đến thăm quan và con số này không ngừng gia tăng vượt bậc qua các năm, năm 2014 Cù Lao Chàm đón hơn 232 nghìn lượt khách và đến năm 2018 tổng số khách là hơn 415 nghìn lượt khách đến tham quan, tăng gần 30 lần so với 10 năm trước đó. Hiện xã đảo không còn hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt mức 42 triệu đồng/năm.
Ghi nhận những nỗ lực của chính quyền, nhân dân và chiến sĩ đóng quân trên đảo, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu đã trao tặng bằng khen cho UBND xã Tân Hiệp vì có những thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới.