Quảng Bình: Nhà máy xi măng Sông Gianh còn hành dân đến bao giờ?

Một sự cố đã xảy ra tại Nhà máy xi măng Sông Gianh Quảng Bình khiến một lượng bụi dày đặc bao trùm một vùng dân cư rộng lớn tại thôn Trung Cương (xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa).
Xi măng Bỉm Sơn: Án phạt thuế hàng tỷ đồng, nợ ngắn hạn cao gấp 3 lần tài sản Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn bị xử phạt, truy thu thuế hàng tỷ đồng

Sự việc này như giọt nước tràn ly khiến người dân thôn Cương Trung ngay trong đêm đã kéo ra biểu tình trước cổng nhà máy, yêu cầu dừng hoạt động.

Quảng Bình: Nhà máy xi măng Sông Gianh còn hành dân đến bao giờ?
Người dân kéo lên trước cửa nhà máy trong đêm yêu cầu dừng hoạt động

Cụ thể, sự việc xảy ra vào khoảng hơn 20h ngày 26/5/2021. Một lượng lớn chất thải bụi từ nhà máy xi măng Sông Gianh đã xả thẳng ra ngoài môi trường. Bụi thải bao trùm một vùng lớn xung quanh, ảnh hưởng trầm trọng tới nhiều hộ dân ở thôn Cương Trung bên cạnh nhà máy.

Nhà anh Nguyễn Văn Phương - chị Nguyễn Thị Hiệp là nhà hứng chịu khói bụi nhiều nhất khi nhà máy xi măng Sông Gianh xảy ra sự cố.

Chị Hiệp kể: "Khoảng 8h30 tối 26/5, tôi đang làm việc trong nhà thì con gái tôi ở ngoài sân kêu: "mẹ ơi đóng cửa mau". Tôi chạy ra thì thấy bụi bao trùm đen khịt cả một vùng rộng lớn. Bụi tràn vào nhà đóng cửa không kịp. Khoảng 1 tiếng sau, bụi mới bắt đầu thưa dần, tôi gọi chính quyền đến để chứng kiến sự việc. Lúc này, mọi thứ trong nhà tôi đều bị một lớp bụi dày phủ trắng, lấy tay lùa lại ra cả nắm".

Quảng Bình: Nhà máy xi măng Sông Gianh còn hành dân đến bao giờ?
Quảng Bình: Nhà máy xi măng Sông Gianh còn hành dân đến bao giờ?
Quảng Bình: Nhà máy xi măng Sông Gianh còn hành dân đến bao giờ?
Đồ đạc trong nhà đều phủ một lớp bụi dày

"Đó là sự cố xảy ra sớm nên người dân phát hiện kịp. Còn bình thường cứ nửa đêm với trời mưa, họ xả trộm bụi suốt. Nhà tôi cách nhà máy chừng hơn 200m nên hứng chịu hậu quả nặng nề nhất. Đến hôm nay vẫn chưa hề thấy phía nhà máy hồi âm lại với chúng tôi", anh Phương chồng chị Hiệp cho biết thêm.

Liền kề nhà chị Hiệp có nhà chị Lương Thị Hoa cũng chịu chung số phận. Chị Hoa vừa chìa một túi tro bụi quét được tại sân nhà vừa cho biết: "Lúc đó tôi đi ra sân lấy đồ thì bất ngờ thấy bụi bao trùm hết cả nhà mình. Tôi nhìn sang phía nhà máy cách nhà tôi chừng hơn 200m thì thấy bụi đen sì bao trùm lên một vùng rộng lớn. Hàng trăm hộ dân ở thôn Cương Trung chúng tôi bị bụi bao trùm bởi bụi. Đồ đạc trong nhà tôi như bát đũa, quần áo, xe máy đều phủ một lớp bụi dày đặc".

Phía đông nhà máy, người dân thôn Trung Cương không khỏi bức xúc vì nhà máy xi măng Sông Gianh thường xuyên xả bụi vào ban đêm. Ông Trần Tuy (89 tuổi), nhà cách nhà máy chừng 300 mét chia sẻ: “Có biết bao nhiêu đoàn về kiểm tra rồi đâu lại vào đấy. Họ xả thải trộm thường xuyên, nhất là vào thời gian từ 12 giờ đêm và những hôm trời mưa. Có hôm sáng ngủ dậy thấy nhà trắng xóa, bụi một lớp như tuyết, giờ kêu ai cho thấu”.

Quảng Bình: Nhà máy xi măng Sông Gianh còn hành dân đến bao giờ?
Cây cối xung quanh cũng phủ đầy bụi
Quảng Bình: Nhà máy xi măng Sông Gianh còn hành dân đến bao giờ?
Quảng Bình: Nhà máy xi măng Sông Gianh còn hành dân đến bao giờ?
Theo phản ánh của người dân, có hiện tượng xả trộm bụi khi trời mưa và vào lúc nửa đêm

Được biết ngay sau sự cố xảy ra, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tuyên Hóa, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình đã tiến hành làm việc với nhà máy xi măng Sông Gianh về vấn đề này.

Trao đổi với PV, ông Hoàng Trọng Tài - Chủ tịch UBND xã Tiến Hóa cho biết : “Sau khi sự cố xảy ra, nhà máy đã phối hợp với chính quyền địa phương xuống từng hộ dân, thống kê thiệt hại, lên phương án hỗ trợ cho người dân chịu ảnh hưởng của sự cố vừa qua”.

Đến thời điểm này, mặc dù sự cố đã xảy ra gần 1 tuần nhưng người dân vẫn bất an. Sống chung với bụi là cảnh mà người dân nơi đây phải chịu đựng nhiều năm kể từ khi nhà máy đi vào hoạt động.

Được biết, vào tháng 3/2017, Công ty TNHH SCG Xi măng - Vật liệu xây dựng, công ty thành viên của Tập đoàn SCG đã thực hiện việc mua lại 100% vốn cổ phần (tương đương 156 triệu USD) từ các cổ đông VCM tại Xi măng Sông Gianh. Giá trị giao dịch này và khoảng 440 triệu USD, bao gồm nợ ròng và chi phí đầu tư cải tiến hiệu quả đối với tài sản mua lại.
Văn Dụng
Phiên bản di động