Quản lý, bảo vệ đê điều ở một số địa phương còn hạn chế

Các chuyên gia nhận định, tình hình vi phạm pháp luật về đê điều vẫn diễn biến hết sức phức tạp, việc ngăn chặn, xử lý còn hạn chế do nhận thức của một bộ phận người dân và chính quyền địa phương một số nơi đối với công tác quản lý, bảo vệ đê điều còn hạn chế.
Công ty Đức Trọng đã tự tháo dỡ phần công trình sai phạm Bắc Ninh: Công ty TNHH An Phúc hoạt động sai phép, tàn phá bờ đê sông Đuống Bắc Ninh: Mặt đê xuống cấp vì bị “cày xới” bởi hoạt động bến bãi và trạm trộn bê tông

Xem nhẹ vai trò của đê điều do nhận thức không đầy đủ

Sáng ngày 26/6/2020 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt năm 2020. Chủ trì Hội nghị Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp.

Tại đầu cầu Trung ương có sự tham dự của Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai Trần Quang Hoài - Phó trưởng ban Ban chỉ đạo trung ương về Phòng chống thiên tai cùng đại diện một số Bộ ngành, đơn vị liên quan.

quan ly bao ve de dieu o mot so dia phuong con han che
Toàn cảnh hội nghị trực tuyến

Các đầu cầu tại địa phương được kết nối trực tuyến với 21 điểm tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 167 đầu cầu UBND cấp huyện của 21 tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt.

Tại Hội nghị, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục phòng chống thiên tai Vũ Xuân Thành cho biết: tại Việt Nam, bão lũ đã làm ảnh hưởng, gây ra nhiều thiệt hại đến công trình đê điều: Triều cường vượt lịch sử kết hợp với gió mùa Đông Nam mạnh vào đầu tháng 8/2019 gây nước dâng và sóng cao trên 3m làm tràn đỉnh đê biển Tây, tỉnh Cà Mau; mưa lớn trên 300mm tại Tây Nguyên, gây lũ, ngập lụt trên diện rộng, làm vỡ đê bao Quảng Điền (tỉnh Đắk Lắk); lũ lớn (trên BĐIII 1m) trong tháng 9/2019 trên diện rộng từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị,…

quan ly bao ve de dieu o mot so dia phuong con han che
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại Hội nghị

Hiện nay, trên hệ thống đê từ cấp III đến cấp đặc biệt còn tồn tại 230 trọng điểm xung yếu; 399km đê còn thiếu cao trình; 683km đê mặt cắt nhỏ hẹp; 459cống cũ, hư hỏng; 158km kè hư hỏng, xung yếu; tình hình vi phạm pháp luật về đê điều vẫn diễn biến hết sức phức tạp, việc ngăn chặn, xử lý còn hạn chế do nhận thức của một bộ phận người dân và chính quyền địa phương một số nơi đối với công tác quản lý, bảo vệ đê điều còn hạn chế.

Theo Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục phòng chống thiên tai Vũ Xuân Thành, nhiều nơi chính quyền địa phương và người dân nhận thức chưa đầy đủ, cho rằng khi xây dựng các hồ chứa thuỷ lợi lớn trên các hệ thống sông để phục vụ điều tiết lũ và phát điện thì dưới vùng hạ du không còn lũ, dẫn đến tình trạng chủ quan, xem nhẹ vai trò của hệ thống đê điều; các cấp chính quyền chưa quan tâm đúng mức trong đầu tư, duy tu bảo dưỡng đê điều cũng như chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều theo quy định.

Vụ trưởng Vụ Quản lý đê điều, Tổng cục phòng chống thiên tai Phạm Đức Luận cho biết, trên thực tế, tình hình vi phạm pháp luật đê điều diễn ra hết sức phức tạp, việc ngăn chặn, xử lý còn hạn chế, đặc biệt là tình trạng lấn chiếm sử dụng trái phép bãi sông để xây nhà ở, nhà xưởng, công trình, xe quá tải trọng được phép đi trên đê làm hư hỏng mặt đê gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều, thoát lũ. Tổng số vi phạm từ năm 2011 đến 5/2020 đã xảy ra 10.678 vụ, giải tỏa, xử lý được 3.276 vụ, còn tồn đọng 7.402 vụ. Trong 5 tháng đầu năm 2020 đã xảy ra 126 vụ, giải tỏa, xử lý được 55 vụ, còn tồn đọng 71 vụ.

Cần tăng cường vai trò của Chủ tịch UBND cấp huyện

Trong khi đó, từ đầu năm 2020 đến nay, tại nước ta, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường,đã xảy ra 186 trận dông, lốc, mưa lớn trên 40 tỉnh/TP; 02 trận lũ quét, sạt lở đất; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng tại đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại đồng bằng sông Cửu Long,…

quan ly bao ve de dieu o mot so dia phuong con han che
Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia Mai Văn Khiêm nhận định cụ thế thời tiết, thên tai và diễn biến bão lũ năm 2020.

Tính đến ngày 23/6/2020, thiên tai đã làm 49 người chết, mất tích, trên 61.726 nhà bị sập đổ, hư hại, tốc mái; trên 108.458 ha lúa và hoa màu bị ảnh hưởng. Tổng thiệt hại về kinh tế gần 3.380 tỷ đồng (trong đó do dông lốc, mưa đá khoảng 879 tỷ đồng; do hạn hán, xâm nhập mặn khoảng 2.500 tỷ đồng).

Theo nhận định của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm 2020 xuất hiện khoảng 11-13 cơn bão và ATNĐ hoạt động trên khu vực biển Đông, trong đó 5-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, tập trung nhiều trong những tháng nửa cuối năm 2020. Do lượng mưa năm 2019 thiếu hụt, mực nước tại hồ Sơn La đã xuống thấp nhất từ khi xây dựng (năm 2005), theo quy luật thì sau hạn hán là mưa lũ lớn, do vậy cần sẵn sàng phương án chỉ đạo, điều hành ứng phó với thiên tai cực đoan, bất thường.

Vai trò của Chủ tịch UBND cấp huyện rất quan trọng trong công tác phòng chống thiên tai, không những chỉ trong giai đoạn ứng phó, mà còn trong cả giai đoạn phòng ngừa và khắc phục hậu quả sau thiên tai.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu, những nhiệm vụ trọng tâm mà Chủ tịch UBND cấp huyện cần tập trung quan tâm, chỉ đạo như: Các hoạt động kiện toàn bộ máy Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, phân công, phân nhiệm cho các thành viên tuyên truyền, phổ biến pháp luật nâng cao nhận thức của người dân, kiểm tra, giám sát, kiểm soát an toàn các công trình phòng, chống thiên tai và cơ sở hạ tầng đảm bảo an toàn trước thiên tai. Nhất là đảm bảo an toàn cho 9.078km đê, hàng nghìn kè, cống; trong đó 2.726km đê từ cấp III đến cấp đặc biệt với 230 trọng điểm đê điều xung yếu; xử lý 7.402vụ vi phạm pháp luật về đê điều còn tồn đọng và ngăn chặn tình trạng tái diễn, vi phạm mới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 07/10/2019; xây dựng các kịch bản, phương án, tổ chức huy động lực lượng kịp thời ứng phó, nhanh chóng khắc phục hậu quả đảm bảo sớm ổn định đời sống sản xuất và tái thiết sau thiên tai.

D.Minh
Phiên bản di động