Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm từ những bữa cỗ
Nguy cơ luôn hiện hữu
Không thể phủ nhận rằng, tính ưu việt của dịch vụ nấu ăn lưu động là tiện lợi, gọn gàng, tiết kiệm hơn so với việc đặt cỗ, tiệc tại các nhà hàng, khách sạn, đồng thời giảm tải những mệt mỏi cho các thành viên trong gia đình vào ngày đại sự.
“Từ lâu các dịp giỗ chạp nhà mình đều thuê người nấu. Dịch vụ nấu ăn lưu động sẽ phục vụ từ A đến Z, không ai phải tất bật chuẩn bị bát đĩa, xoong nồi, đi chợ, nấu nướng, dọn dẹp mà chi phí thì cũng rất phải chăng nên mình cứ thuê cho tiện”, chị Chu Vân Trang (Ba vì, Hà Nội) chia sẻ.
Thông thường, để chuẩn bị kịp cho bữa cỗ, thực phẩm thường được chế biến trước đó từ 10-20 tiếng, do không bảo quản cẩn thận nên dễ ôi, thiu. Mặt khác, vị trí chế biến thực phẩm cũng chưa phù hợp; nhiều gia đình ở nông thôn thường quây bạt, bầy cỗ ở gần chuồng nuôi gia súc, gia cầm, hồ, ao, hay bãi đất trống trong vườn; thiếu dụng cụ che đậy, nguồn nước.
Trong khi đó ở các đô thị, không ít khu vực chế biến dựng gần vỉa hè, lòng đường, nơi có mặt độ phương tiện giao thông đông đúc, bụi bặm, thậm chí gần hố ga... Những yếu tố đó dẫn đến nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hiện nay nhiều gia đình chọn dịch vụ nấu cỗ tại nhà vì tính tiện lợi |
Chị Chu Vân Trang chia sẻ khi nhà có việc chị thường gọi chỗ nấu cỗ quen. Hơn nữa cũng chưa xảy ra tình huống xấu nào nên chị cũng không lo lắng gì.
Hơn nữa, nguồn thực phẩm đầu vào ở nhiều đám cưới chưa được kiểm soát chặt chẽ, nhất là thịt gia súc, gia cầm, các loại rau, củ, quả, chất phụ gia... Trong khi đó, những người nấu cỗ (kể cả nấu thuê) chủ yếu làm theo kinh nghiệm, thiếu kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Giữa gia chủ và người nấu cỗ chỉ thỏa thuận miệng về số mâm, số món mà không có hợp đồng cam kết trách nhiệm khi xảy ra sự cố ngộ độc thực phẩm.
Tuy nhiên, không may mắn như chị Trang, nhà chị Hoàng Quỳnh Anh (Đông Anh, Hà Nội) có kỷ niệm nhớ đời từ bữa cỗ nấu ngoài. Biết tin con trai đỗ lớp 10 với số điểm cao, chị rất vui mừng và muốn tổ chức một bữa ăn uống mời hai bên nội ngoại đến chúc mừng.
Được người hàng xóm giới thiệu địa chỉ hay nấu cỗ, chị Quỳnh Anh liền đặt luôn 5 mâm. Mặc dù đây là lần đầu tiên đặt cỗ nhưng chị khá tin tưởng vì theo như quảng cáo đây là chỗ có nhiều năm làm nghề.
Tuy nhiên, sau khi ăn cỗ nhiều người có biểu hiện đau bụng, đi ngoài. Bỗng chốc buổi tiệc vui lại biến thành kỷ niệm không ai muốn nhớ đến.
Bảo quản thực phẩm đúng cách
Theo các chuyên gia y tế, vào mùa Hè khi nhiệt độ từ 37 độ C đến 40 độ C là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển mạnh với cấp số nhân, gấp 3 lần so với thời tiết bình thường. Thêm vào đó, thói quen đơn giản trong việc lựa chọn nguyên liệu thực phẩm, biện pháp chế biến, che đậy, bảo quản thực phẩm sau chế biến... không bảo đảm ATVSTP cũng làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Đặc biệt, việc kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể. Thế nhưng, trên thực tế, nhiều nơi chưa tuân thủ đầy đủ những yêu cầu bắt buộc trên.
Tuy nhiên, người tiêu dùng cẩn cẩn trọng lựa chọn những cơ sở nấu cỗ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm |
Đề cập đến vấn đề này, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Hà Nội Đặng Thanh Phong nhấn mạnh, việc thực hiện lưu mẫu thức ăn hỗ trợ rất lớn trong quá trình thu thập thông tin và điều tra khi có nghi ngờ xảy ra về ngộ độc thực phẩm, thể hiện tinh thần trách nhiệm cũng như tính minh bạch của cơ sở kinh doanh.
Với bếp ăn tập thể, việc lưu mẫu thức ăn được đánh giá rất quan trọng khi xảy ra sự cố liên quan đến vấn đề ATTP. Khi đó, việc lưu mẫu thức ăn sẽ được cơ quan chức năng thu giữ và dùng cho các công đoạn kiểm tra, chứng thực về độ an toàn, vệ sinh của từng thành phẩm nguyên liệu.
Trong khi đó, TS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, nắng nóng là điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Do đó, các loại thực phẩm đều có thể là môi trường cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, đặc biệt với những thực phẩm thuộc nhóm nguy cơ cao như thịt, cá, trứng, sữa hoặc thực phẩm không được làm sạch, do quá trình sản xuất, vận chuyển bị ô nhiễm. Ngoài ra, một số món ăn như canh, súp hoặc thực phẩm phải chế biến qua nhiều khâu sẽ có nguy cơ “dính” vi khuẩn từ bên ngoài.
Theo TS Nguyễn Trung Nguyên, với các bếp ăn tập thể, bữa cỗ tập trung đông người như đám cưới, tiệc… đều tiềm ẩn nguy cơ mất ATTP. Đơn cử như việc phải phục vụ nhiều người một lúc, tốc độ phục vụ nhanh khiến thức ăn chưa đủ thời gian chín, đồ chín để lẫn đồ sống dễ nhiễm khuẩn, hay việc đồ ăn phải chuẩn bị từ sớm có nguy cơ ôi thiu.
Những cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi dã ngoại Tranh thủ dịp Hè nhiều gia đình thường tổ chức các chuyến dã ngoại cho con đi chơi cùng nhóm bạn bè với nhiều hoạt ... |
Đừng để ngộ độc hải sản trở thành nỗi lo mùa du lịch Nhiều gia đình đang lên kế hoạch cho chuyến du lịch biển vào dịp hè này, mà đã đi biển thì thật khó cưỡng lại ... |
[Infographics] Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng Thời tiết nắng nóng rất dễ làm cho thực phẩm bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, dẫn tới nguy cơ ngộ độc thực ... |