Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Tình hình khẩn cấp, không quyết liệt ứng phó thì vô cùng nguy hiểm

Trưa 28/10, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp khẩn của Ban Chỉ đạo tiền phương, đặt tại TP. Đà Nẵng, trong lúc bão số 9 đang ở ngay trên vùng bờ biển các tỉnh/thành phố từ Đà Nẵng đến Phú Yên.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo ứng phó bão số 9 tại địa phương
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Tình hình khẩn cấp, không quyết liệt ứng phó thì vô cùng nguy hiểm
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bão vào sẽ gây mưa rất lớn và gió to, ở Bình Sơn (Quảng Ngãi) gió có thể đạt cấp 11-12, giật cấp 13-14. “Bão đã làm sập những nhà yếu, tốc mái hầu hết nhà cấp 4 và những công trình có mái lợp; cây cối đổ rất nhiều, thiệt hại rất nặng nề, đặc biệt ở Quảng Ngãi và một số địa phương”, Phó Thủ tướng thông tin.

Hiện nay bão mới bắt đầu, sẽ tiếp tục vào sâu đất liền trong những giờ tới và lưu lại rất lâu, nên ảnh hưởng của cơn bão là rất lớn. “Nếu chúng ta không quyết liệt ứng phó thì rất nguy hiểm”, Phó thủ tướng cảnh báo và đánh giá cao Ban Chỉ đạo tiền phương cùng các địa phương đã quyết liệt ứng phó với bão số 9, tập trung sơ tán dân, giảm thiểu thiệt hại.

Thông tin thiệt hại về người, Phó Thủ tướng cho biết 2 trường hợp tử vong ở Quảng Ngãi do chằng chống nhà ở, chặt tỉa cành cây để chống bão. Ngoài ra, có 26 thuyền biên bị mất tích do 2 tàu bị chìm. “Người dân di chuyển chậm quá, tàu chết máy cộng sóng lớn nên đã bị chìm”, Phó Thủ tướng nói. Nhận định tình hình hiện nay rất khẩn cấp, Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo thường xuyên liên lạc với các địa phương để nắm tình hình. Bản thân ông từ sáng cũng liên tục gọi điện cho lãnh đạo các địa phương để cập nhật thông tin và có chỉ đạo kịp thời.

Nhắc lại điểm trú tránh bão ở Trung tâm Dịch vụ việc làm ở Đà Nẵng sáng nay, qua quan sát Phó Thủ tướng nhận thấy có những điểm không an toàn nên chính quyền Đà Nẵng đã kịp thời sơ tán dân khỏi đó, một số khác xuống hầm trú tránh.

“Người dân phải chấp hành nghiêm theo chỉ đạo của chính quyền. Khi nào chính quyền cho về mới được về. Tránh trường hợp người dân tiếc của, khi thấy bão lặng trở về sửa nhà rất dễ bị thiệt hại về người và của”, Phó Thủ tướng lưu ý.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Tình hình khẩn cấp, không quyết liệt ứng phó thì vô cùng nguy hiểm
Phó Thủ tướng nghe báo cáo nhanh, cập nhật tình hình bão số 9 tại Ban Chỉ đạo tiền phương lúc 11 giờ 30 ngày 28/10.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên gọi điện cho Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng như các thành viên Ban Chỉ đạo tiền phương, theo sát và chỉ đạo kịp thời đối với công tác ứng phó bão số 9.

Ngay khi điều kiện cho phép, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và đoàn công tác sẽ tiếp tục di chuyển vào các tỉnh phía nam Trung bộ để chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả của bão số 9.

Theo thông tin tại cuộc họp, hiện các tỉnh từ Quảng Nam đến phía bắc tỉnh Bình Định đang có gió cấp 11-12, giật cấp 14. Tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Phú Yên có gió cấp 8-10, giật cấp 12. Các tỉnh Kon Tum, Gia Lai; Quảng Bình, Quảng Trị, phía bắc tỉnh Khánh Hòa có gió từ cấp 6 đến cấp 8, giật cấp 10.

Vùng biển từ Đà Nẵng đến Phú Yên có sóng và nước dâng từ 7,5 - 9,5 m

Toàn bộ tàu thuyền đã thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm (46 tàu/368 LĐ Bình Định đã ra khỏi khu vực nguy hiểm). Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng điều 2 tàu Hải quân và 2 tàu kiểm ngư từ Cam Ranh ra cứu hộ tàu cá BĐ98658 TS đang gặp nạn trên vùng biển Bình Định. Dự kiến khoảng 20 giờ tối nay các tàu cứu hộ sẽ tiếp cận tàu cá gặp nạn. Hiện sức khỏe các thuyền viên trên tàu cá gặp nạn ổn định.

Trung tướng Nguyễn Trọng Bình - Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, cho biết sau cuộc họp sáng nay, Bộ Quốc phòng đã quyết định điều động thêm tàu Kiểm ngư 490 cũng từ Cam Ranh xuất phát ra khu vực tàu BĐ 96338 bị chìm lúc 13h30 ngày 27/10. “Bộ Quốc phòng cũng nghiên cứu phương án sẵn sàng sử dụng máy bay để bay tìm kiếm, thả phao và thông báo cho các lực lượng tàu tìm kiếm nạn nhân trôi dạt trên biển. Đội bay sẽ sẵn sàng ngay khi thời tiết cho phép”, Trung tướng Nguyễn Trọng Bình thông tin.

Những thiệt hại ban đầu do bão

Hồi 10 giờ (28/10), vị trí tâm bão ở khoảng 14,9 độ Vĩ Bắc; 109,2 độ Kinh Đông, ngay trên vùng bờ biển các tỉnh/thành phố từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135 km/giờ), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 250 km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 100 km tính từ tâm bão.

Ngay lúc này, tại Thành phố Đà Nẵng gió giật liên hồi, nhiều cây xanh, cột đèn ngã đổ, bảng hiệu, mái tôn bị xé toạc...
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Tình hình khẩn cấp, không quyết liệt ứng phó thì vô cùng nguy hiểm
Ảnh: VGP/Thế Phong
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Tình hình khẩn cấp, không quyết liệt ứng phó thì vô cùng nguy hiểm
Ảnh: VGP/Thế Phong

Điều tàu hải quân cứu hộ ngư dân

Sau khi đi thị sát công tác phòng, chống bão số 9 tại Đà Nẵng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Bộ Quốc phòng điều động tàu hải quân ra cứu hộ ngư dân gặp nạn trên biển.Hiện nay, 2 tàu kiểm ngư khẩn trương tiếp cận vùng biển tàu BĐ 98658 TS gặp nạn.

Phó Thủ tướng đã gọi điện thoại, nói chuyện trực tiếp với Thuyền trưởng tàu kiểm ngư đang đi cứu nạn, biểu dương tinh thần dũng cảm của Thuyền trưởng và thuỷ thủ hai tàu. Phó Thủ tướng yêu cầu lực lượng kiểm ngư khẩn trương tiếp cận, cứu hộ các ngư dân đang gặp nạn trên biển. Trong đó, phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện cứu hộ.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Quốc phòng điều động tàu hải quân công suất lớn hơn, khả năng chịu bão tốt hơn để tiếp cận hiện trường.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Tình hình khẩn cấp, không quyết liệt ứng phó thì vô cùng nguy hiểm
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu kiểm tra lại một lần nữa tình hình sơ tán, không để bất kỳ người dân nào ở lại khu vực nguy hiểm. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng sớm 28/10, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng họp gấp với các lực lượng phòng chống bão số 9 khi chỉ còn khoảng 2 giờ đồng hồ nữa là bão đổ bộ vào đất liền.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh dù bão số 9 đã giảm cấp theo dự báo nhưng còn rất mạnh, ảnh hưởng rộng, mưa rất lớn. Các địa phương phải tận dụng tối đa thời gian để bảo vệ tính mạng, tài sản của của người dân, tiếp tục kiêm tra, rà soát các tàu thuyền trên biển, đặc biệt là 42 tàu còn đang ở trong khu vực nguy hiểm; các khu vực neo đậu; “cưỡng chế di dời tất cả những người còn ở trên tàu thuyền tại khu neo đâu, trên các lồng bè nuôi trồng thủy sản”.

Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra lại một lần nữa tình hình sơ tán, không để bất kỳ người dân nào ở lại khu vực nguy hiểm, nước ngập sâu, gió giật mạnh. Tất cả những nơi tránh trú bão, đón người dân sơ tán phải kiểm tra, gia cố lại chắc chắn.

Phó Thủ tướng đặc biệt yêu cầu các địa phương sẵn sàng ứng phó với các sự cố mưa lũ, sạt lở đất tại khu vực miền núi.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Tình hình khẩn cấp, không quyết liệt ứng phó thì vô cùng nguy hiểm
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra bờ kè tại đường Nguyễn Tất Thành, TP. Đà Nẵng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Những hồ đập trọng yếu, có nguy cơ sự cố lớn, ảnh hưởng đến hạ du phải được theo dõi chặt chẽ để vận hành an toàn, ứng phó, xử lý kịp thời.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Quân khu 4, Quân khu 5 và các đơn vị đứng chân trên địa bàn có trách nhiệm cùng chuẩn bị lực lượng, vật tư, trang thiết bị chủ động ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn khẩn cấp khi có sự cố xảy ra.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Tình hình khẩn cấp, không quyết liệt ứng phó thì vô cùng nguy hiểm
Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ Quốc phòng, Bộ NN&PTNT bàn kỹ phương án tìm kiếm cứu nạn 2 tàu cá với 26 thuyền viên trên biển. Hiện nay đã có 2 tàu kiểm ngư xuất phát đến khu vực 2 tàu cá đang cần cứu hộ, cứu nạn. “Phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lực lượng tìm kiếm, cứu nạn”, Phó Thủ tướng lưu ý.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Tình hình khẩn cấp, không quyết liệt ứng phó thì vô cùng nguy hiểm
Người dân chằng chống nhà cửa trước khi bão số 9 đổ bộ. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngay sau cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đến kiểm tra công tác sơ tán người dân, đảm bảo an toàn nơi tránh trú bão số 9 tại trung tâm Dịch vụ việc làm TP. Đà Nẵng.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Tình hình khẩn cấp, không quyết liệt ứng phó thì vô cùng nguy hiểm
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Tình hình khẩn cấp, không quyết liệt ứng phó thì vô cùng nguy hiểm
Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương bảo đảm đồ ăn, nước uống đầy đủ cho người dân tại nơi tránh trú bão. “Các điểm tránh trú, người dân không được chủ quan, phải giữ tuyệt đối an toàn, không để xảy ra tai nạn, sự cố khi bão đổ bộ".

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Tình hình khẩn cấp, không quyết liệt ứng phó thì vô cùng nguy hiểm
Người dân tránh trú bão tại Trung tâm dịch vụ việc làm TP. Đà Nẵng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đến 6 giờ sáng ngày 28/10, tâm bão số 9 cách Đà Nẵng khoảng 300 km, cách Quảng Nam 220 km, cách Quảng Ngãi 190 km, cách Phú Yên 180 km; gió cấp 13, giật cấp 16.

Về gió, dự báo không thay đổi so với hời điểm 23 giờ đêm ngày 27/10. Từ Đà Nẵng đến Bình Định sẽ có gió cấp 11-13, giật cấp 15. Các tỉnh Thừa Thiên Huế, Phú Yên gió cấp 8-10, giật cấp 12. Các tỉnh Kon Tum, Gia Lai: cấp 7-8, giật cấp 10. Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, phía bắc Khánh Hòa có cấp 6-7, giật cấp 10.

Tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã đo được gió cấp 9, giật cấp 11, đảo Bình Châu có gió cấp 8, giật cấp 9. Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) có gió cấp 7, giật cấp 9. Tại Cù Lao Chàm (Quảng Nam) ghi nhận gió cấp 4, giật cấp

Từ 19 giờ ngày 27/10 đến 4 giờ ngày 28/10, các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có mưa 50-150mm, riêng Quảng Ngãi có nơi mưa trên 200mm một số trạm mưa lớn như: Trà Hiệp (Quảng Ngãi) 253mm, Trà Thanh (Quảng Ngãi) 242mm, Khe Tre (Thừa Thiên Huế) 154mm, Tam Trà (Quảng Nam) 139mm. c) Sóng và nước dâng từ 7,5 – 9,5m vùng biển Đà Nẵng đến Phú Yên. 2. Tình hình tàu thuyền và nuôi trồng thủy sản: - Đến 06h/28/10, toàn bộ tàu thuyền đã thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Dự báo trong 2 ngày 28 - 29/10, từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có mưa 200-400mm/đợt; khu vực bắc Tây Nguyên 150-250mm/đợt. Từ ngày 28/10 đến 31/10, khu vực phía nam Nghệ An và Hà Tĩnh có mưa 500-700mm. Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị có mưa 200-400mm.

Các địa phương chỉ đạo lực lượng công an phối hợp với ngành giao thông tổ chức phân luồng, đảm bảo an toàn giao thông. Các địa phương từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định cấm các phương tiện lưu thông từ tối 27/10. Các công sở, nhà máy, xí nghiệp cho người lao động nghỉ việc ngày 28/10, trừ các lực lượng thực thi nhiệm vụ phòng chống thiên tai.

Hiện các hồ chứa trong 10 liên hồ chứa đã đưa về mực nước trước lũ theo quy định, riêng hồ Đăk Ring trên lưu vực sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi hiện lớn hơn mực nước cao nhất trước lũ (dự kiến đến chiều 28/10 sẽ đưa về mực nước quy định); Lưu vực sông Hương: Hương Điền: 53,83/58m (Qvề = 653m3/giây, tăng 100m3/giây so với lúc 23h/27/10); Bình Điền: 77,68/85m (Qvề = 756m3/giây, tăng 600m3/giây so với lúc 23h/27/10), Tả Trạch: 36,37/45m (Qvề = 829m3/giây, tăng 400m3/giây so với lúc 23h/27/10), các hồ tiếp tục xả để hạ thấp mực nước; hồ Kẻ Gỗ: 29,14/32,5m.

Hiện nay, các bộ ngành, địa phương tiếp tục triển khai các biện pháp ứng phó với bão khẩn cấp và mưa lũ lớn, bố trí lực lượng, phương tiện ứng trực tại khu vực bão đổ bộ để cứu hộ tàu khi có sự cố; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ trên đất liền để xử lý các tình huống; rà soát và triển khai phương án sơ tán dân tại các khu vực thấp trũng, nguy cơ cao ngập sâu, sạt lở đất, lũ quét.

Lãnh đạo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó bão, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư khắc phục các sự cố đê biển; hệ thống lưới điện, thông tin, ưu tiên cho công tác chỉ đạo điều hành, cứu hộ cứu nạn, y tế,... Tăng cường lực lượng trực ban tại tất cả các cấp để chia sẻ, cập nhật thông tin về diễn biến của bão, mưa lũ, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.

Nguồn: Báo Chính phủ
baochinhphu.vn
Phiên bản di động