Phát huy vai trò Kiểm toán Nhà nước trong giám sát về tài chính công, tài sản công

Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước đề nghị Quốc hội, UBTVQH, các cơ quan của Quốc hội xem xét có kế hoạch giám sát trung hạn (2-3 năm) hoặc định hướng sớm hơn về các chuyên đề dự kiến giám sát hằng năm (tối thiểu trước 1 năm).
Công bố sai lệch các chỉ tiêu tài chính, Công ty Gỗ Trường Thành nhận trát phạt VPBank bắt tay Be Group hướng đến hệ sinh thái tài chính công nghệ

Phát biểu tham luận tại Hội nghị Triển khai Chương trình giám sát năm 2023 của Quốc hội sáng 27/9, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Tuấn Anh cho biết, năm 2022, triển khai các Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, Kiểm toán Nhà nước đã tích cực tham gia và đóng góp các ý kiến có chất lượng vào kế hoạch, nội dung đề cương giám sát của các Đoàn giám sát.

Phát huy vai trò Kiểm toán Nhà nước trong giám sát về tài chính công, tài sản công
Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị

Điển hình như đối với các chuyên đề giám sát của Quốc hội, UBTVQH năm 2022, Kiểm toán Nhà nước đã tham gia đóng góp ý kiến ngay từ khâu xây dựng kế hoạch thực hiện và đề cương chi tiết của cuộc giám sát theo yêu cầu của một số Đoàn giám sát, trong đó có đề nghị Đoàn giám sát nghiên cứu, điều chỉnh một số nội dung trong Đề cương báo cáo để phù hợp với hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước; Đồng thời căn cứ Kế hoạch chương trình giám sát, Đề cương giám sát của các Đoàn giám sát, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã chỉ đạo toàn Ngành chủ động tổng hợp kết quả kiểm toán theo từng giai đoạn phù hợp với phạm vi, nội dung, yêu cầu của từng chuyên đề giám sát và sẵn sàng tham gia phục vụ các Đoàn giám sát tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khi có yêu cầu.

Để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động giám sát, cũng như phát huy được vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong các hoạt động giám sát liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, đặc biệt hoạt động giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước đề nghị Quốc hội, UBTVQH, các cơ quan của Quốc hội xem xét có kế hoạch giám sát trung hạn (2-3 năm) hoặc định hướng sớm hơn về các chuyên đề dự kiến giám sát hằng năm (tối thiểu trước 1 năm). Bên cạnh đó, các cơ quan của Quốc hội nghiên cứu thêm một trong hướng tiếp cận khi lựa chọn chủ đề giám sát liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công trên cơ sở khai thác, sử dụng kết quả kiểm toán đã thực hiện.

Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước xây dựng Kế hoạch kiểm toán trung hạn và Kế hoạch kiểm toán hằng năm để kiểm toán các chủ đề lớn gắn với việc quản lý, điều hành Ngân sách nhà nước, những vấn đề dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, những vấn đề quan trọng của đất nước, phục vụ tích cực cho các hoạt động của Quốc hội về lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Để đảm bảo bám sát với yêu cầu giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự kiến Kế hoạch kiểm toán hằng năm cần được xây dựng trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định Kế hoạch kiểm toán năm và báo cáo Quốc hội trước khi thực hiện.

Ánh Dương
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động