Phải có giải pháp khắc phục 5 cái nhất của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sáng 1/11, Quốc hội họp phiên toàn thể, thảo luận ở hội trường về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
Bảo vệ rừng ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số 1.400 đồng bào dân tộc thiểu số Thủ đô được khám bệnh, phát thuốc miễn phí Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Lạng Sơn

Các đại biểu cho rằng, vùng ĐBDTTS hiện là vùng 5 “nhất”, gồm điều kiện khó khăn nhất, chất lượng nhân lực thấp nhất, kinh tế xã hội chậm phát triển nhất, tiếp cận dịch vụ khó khăn nhất và tỷ lệ hộ nghèo cao nhất. Các đại biểu đề nghị, Chính phủ cần phải có giải pháp tổng thể, khắc phục những tồn tại, hạn chế của giai đoạn vừa qua, tập trung nguồn lực đầu tư phát triển toàn diện vùng, nhằm thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển và mức thu nhập của đồng bào DTTS so với cả nước…

Đại biểu Nguyễn Phước Lộc (đoàn TP.HCM) tán thành đề xuất sau khi Đề án được thông qua, sẽ ban hành chương trình mục tiêu quốc gia mới để thực hiện. Chương trình này cần chú trọng yếu tố phát triển bền vững, bảo tồn được bản sắc dân tộc thiểu số, phát triển du lịch; chỉ ra nhược điểm của hệ thống 118 chính sách pháp luật về ĐBDTTS đang còn hiệu lực là thiếu sự thống nhất, còn chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn.

phai co giai phap khac phuc 5 cai nhat cua vung dong bao dan toc thieu so
Đại biểu Hoàng Thị Thu Trang (đoàn Nghệ An)

Đại biểu Lộc đề nghị giao Uỷ ban Dân tộc làm cơ quan thường trực điều phối để nguồn lực cho công tác này được sử dụng hiệu quả hơn, tránh tình trạng mỗi bộ, ngành “nắm” một mảng…

Theo đại biểu Đinh Duy Vượt (đoàn Gia Lai), khi Quốc hội thảo luận về Đề án này, chính là sự tri ân đối những đóng góp của đồng bào đối với đất nước và góp phần xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc miền núi còn nhiều khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn 118 chính sách còn hiệu lực, dẫn đến tình trạng “bội thực chính sách” nhưng lại thiếu nguồn vốn thực hiện như chính sách bảo vệ rừng, chính sách cấp phát báo không thu tiền… dẫn đến không phát huy hiệu quả…

Đại biểu đoàn Gia Lai đề nghị, nhà nước thu hồi đất của các nông lâm trường quản lý và sử dụng không hiệu quả để giao cho bà con dân tộc thiểu số sử dụng, bởi tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở vẫn còn nhiều, cái đói cái nghèo vẫn đeo bám bà con.

Đại biểu Y Khut Niê (đoàn Đắc Lắc) đồng tình cao với những giải pháp huy động nguồn đầu tư cho vùng này, song đại biểu này cho rằng cần có sự tính toán, phân kỳ đầu tư một cách khoa học, đảm bảo tính khả thi.

Quan tâm đến việc sử dụng đất nông lâm nghiệp trong vùng ĐBDTTS, đại biểu Hoàng Thị Thu Trang (đoàn Nghệ An) cho rằng, quỹ đất ở đây vẫn còn bị sử dụng không hiệu quả. Theo đại biểu Trang, cần đầu tư xứng đáng cho công tác nghiên cứu, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở đây với sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có khả năng sử dụng đất.

Theo Báo cáo thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, về tên gọi của Đề án, Nghị quyết số 74/2018/QH14 ngày 20/11/2018, Quốc hội giao cho Chính phủ “xây dựng Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn”, trình Quốc hội xem xét, quyết định. Tuy nhiên, Hội đồng Dân tộc thấy rằng, theo phân định hiện hành, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn bao gồm có 1.957 xã thuộc vùng DTTS và miền núi và hơn 300 xã bãi ngang ven biển, hải đảo (không thuộc vùng DTTS và miền núi). Do đó, Hội đồng Dân tộc đề nghị điều chỉnh lại tên gọi của Đề án là: “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi”, để xác định rõ địa bàn, đối tượng của Đề án là vùng DTTS và miền núi, không bao gồm hơn 300 xã bãi ngang ven biển, hải đảo…

Về đánh giá những thành tựu đạt được trong vùng DTTS và miền núi, Hội đồng Dân tộc thống nhất với đánh giá của Chính phủ về những thành tựu đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi và nhấn mạnh thêm: "Thành tựu to lớn nhất là đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào từng bước được nâng cao, diện mạo vùng DTTS và miền núi đã thay đổi rõ rệt, đồng bào các DTTS đều bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và bình đẳng trước pháp luật. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố, tăng cường.

Nhà nước đã quan tâm và có chính sách ưu tiên đầu tư, nhất là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu như phát triển hệ thống giao thông nông thôn, điện, thủy lợi, nước sinh hoạt, các công trình trường học, trạm y tế... Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới được thực hiện trên địa bàn vùng DTTS và miền núi những năm gần đây đã đạt được những kết quả khá toàn diện.

Về những tồn tại, hạn chế, Hội đồng Dân tộc cho rằng, những tồn tại, hạn chế được cơ quan soạn thảo nêu trong Đề án đã bao quát khá đầy đủ và cần nhấn mạnh, làm rõ thêm các nội dung:

Một số chỉ tiêu đề ra trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác dân tộc đến nay chưa đạt được. Một số nội dung, quan điểm về chính sách dân tộc đến nay chưa được cụ thể hóa. Một số vấn đề chính sách dân tộc chưa được tổng kết, đánh giá, bổ sung điều chỉnh kịp thời.

Các chính sách dân tộc ban hành nhiều nhưng thiếu tính hệ thống, đồng bộ; chính sách còn dàn trải, manh mún, chồng chéo; một số chương trình, chính sách quan trọng nhưng thực hiện chậm, không đạt mục tiêu đề ra.

Tuổi trẻ Thủ đô
Phiên bản di động