Nhiều trường vùng biên ở Kon Tum thiếu cơ sở vật chất, khiến việc giãn cách học sinh gặp khó
Nhân sự mới TP HCM, Hải Dương, Khánh Hòa, Kon Tum Giáo viên tự may khẩu trang vượt rừng, băng suối phát tận nhà cho học sinh Gây ô nhiễm môi trường, Công ty đường Kon Tum bị xử phạt 70 triệu đồng |
Trường Tiểu học và THCS Võ Nguyên Giáp ( xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, Kon Tum), là một trong những ngôi trường khó khăn nhất nhì của tỉnh Kon Tum.
Đa phần học sinh ở đây là người đồng bào dân tộc ít người như: Xê Đăng, Jrai, Bana, Rơ Mâm….Chính vì vậy, việc nắm bắt và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid – 19 theo quy định còn nhiều hạn chế.
Ngay sau khi học sinh đi học lại, các thầy cô của nhà trường đã phải đến từng nhà để tuyên truyền cho bà con thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid - 19. Đồng thời, rà soát, vận động học sinh đến trường sau kì nghỉ dài do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Trường vùng biên giới Mo Rai đã thực hiện nhiều biện pháp để hướng dẫn học sinh thực hiện phòng chống dịch Covid - 19 |
Khi màn sương trên đỉnh núi Chư Mo Ray còn bao vây ngôi trường, các giáo viên đã đứng trước cổng trường đón học sinh. Đồng thời, chuẩn bị nước, xà phòng sát khuẩn để các em rửa tay và đo thân nhiệt trước khi vào lớp.
Vì biết các học sinh thiếu khẩu trang, trước đó các thầy cô đã kêu gọi các tổ chức, cá nhân hỗ trợ khẩu trang để phát miễn phí bị cho các em.
Thầy Võ Hoàng Sơn, Hiệu trưởng Trường TH và THCS Võ Nguyên Giáp cho biết: Hiện nay, khối trung học cơ sở đã đi học lại theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum. Trường nằm ở khu vực biên giới, chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số, nên công tác phòng chống dịch nhà trường phải chủ động, yêu cầu học sinh rửa tay sát khuẩn, kiểm tra thân nhiệt trước khi vào trường. Trong phòng học và giờ ra chơi, nhà trường yêu cầu học sinh đeo khẩu trang, tránh tập trung đông người. Nếu cháu nào có biểu hiện sốt, ho, khó thở... sẽ được giáo viên, nhân viên y tế đưa đến Trung tâm y tế để kiểm tra.
Các học sinh thực hiện việc giãn cách, tránh tập trung đông người |
Trường THCS Nguyễn Trãi (xã Ia Dom,huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) cũng là ngôi trường nằm ở xã biên giới, điều kiện vật chất ở đây rất khó khăn. Tuy nhiên, nhà trường vẫn phải khắc phục để thực hiện việc giãn cách học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cô Bùi Thị Huệ, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Trãi cho biết: “Toàn trường có tổng số 505 học sinh với 13 lớp học cùng 30 cán bộ, giáo viên. Trước khi cho học sinh đi học trở lại, nhà trường đã huy động đội ngũ giáo viên cùng với nhân viên y tế tiến hành dọn vệ sinh, phun thuốc diệt khuẩn, chính quyền xã cũng đã phối hợp cùng nhà trường để hỗ trợ khẩu trang cho học sinh”.
Việc giãn cách trong thời gian ngắn thì có thể duy trì nhưng về lâu dài sẽ gây ra sự khó khăn cho các trường vùng sâu, vùng xa |
Được biết, theo tinh thần chỉ đạo giãn cách học sinh của UBND tỉnh Gia Lai và Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường đã tách một lớp thành 2 phòng học, mỗi phòng khoảng 15 em ngồi cách nhau 1,5m. Đồng thời, sắp xếp cho học sinh học chéo buổi với nhau.
Tuy nhiên, về lâu dài, việc này sẽ tạo áp lực cho giáo viên khi phải dạy liên tục, học sinh cũng sẽ học chậm hơn một nửa chương trình.